Trong đó, Nhật Bản và Trung Quốc là 2 ứng viên đang cạnh tranh quyết liệt để giành được hợp đồng béo bở trị giá hàng tỉ USD này.
Dưới thời Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, Nhật Bản chiếm lợi thế trước Trung Quốc nhờ vào công nghệ danh tiếng Shinkansen. Tuy nhiên, khi Tổng thống Joko Widodo lên nắm quyền và thăm Bắc Kinh tháng 3 năm nay, Trung Quốc được xem là đối tác tiềm năng nhờ vào tiềm lực tài chính mạnh mẽ.
Theo báo Financial Times (Anh), Trung Quốc có dự trữ tiền mặt lớn, tầm ảnh hưởng thương mại toàn cầu và công nghiệp phát triển mạnh; còn Nhật Bản vẫn giữ được lợi thế về công nghệ, tài chính và đầu tư trực tiếp ở nước ngoài.
Bắc Kinh đề nghị thực hiện dự án đường sắt cao tốc trên đảo Java với chi phí 4 tỉ USD, hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong kỳ hạn 40 năm. Trong khi đó, dự án của Tokyo có kinh phí 3,3 tỉ USD, lãi suất 0,1% trả trong kỳ hạn 40 năm. Dù đắt hơn về chi phí nhưng dự án của Trung Quốc lại trội hơn về mặt thời gian - dự kiến hoàn thành vào năm 2018, sớm hơn 1 năm so với Nhật Bản.
Tàu cao tốc Shinkansen của Nhật Bản nổi tiếng về khía cạnh an toàn, trong khi Bắc Kinh bị mất điểm sau vụ tai nạn tàu cao tốc gần TP Ôn Châu làm chết 40 người và 200 người bị thương năm 2011. Nguyên nhân được xác định là lỗi thiết kế và sự quản lý cẩu thả.
Trung Quốc và Nhật Bản cũng đang xây dựng 2 tuyến đường sắt riêng biệt ở miền Đông Thái Lan. Hệ thống do Bắc Kinh làm chủ đầu tư sẽ nối phía Nam Trung Quốc với Thái Lan thông qua miền Bắc nước Lào, dài 873 km. Trong khi đó, Tokyo phụ trách xây dựng tuyến đường sắt nối TP Bangkok và thị trấn Pattaya.
Bình luận (0)