xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc âm mưu “ăn mảnh” biển Đông

MỸ NHUNG

Mục đích của chiến thuật “tích tiểu thành đại” là thâu tóm nguồn dầu khí ở biển Đông và vô hiệu hóa hệ thống đồng minh của Mỹ

Viết trên tạp chí Foreign Policy, ông Robert Haddick, chủ biên website Small Wars Journal, sử dụng thuật ngữ “salami slicing” (nghĩa đen: xắt lát xúc xích Ý) để mô tả ý đồ của Trung Quốc tại biển Đông, hàm ý Bắc Kinh đang ra tay từng chút một để đạt được mục đích cuối cùng là thâu tóm vùng biển này.

“Tích tiểu thành đại”

Thông qua những hành động đơn lẻ nhưng dai dẳng, Trung Quốc đang lần hồi bành trướng trên biển Đông. Mở màn cho chiến thuật này là tranh chấp với Philippines quanh bãi cạn Scarborough hồi tháng 4-2012. Căng thẳng kéo dài nhiều tuần lễ sau đó và cho đến nay vẫn chưa có một giải pháp rốt ráo.

Đến cuối tháng 6, Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) ngang nhiên mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam.
Dĩ nhiên, không có mấy nhà phân tích tin rằng Trung Quốc thực sự mong chờ các công ty dầu khí lớn cỡ như Exxon Mobil tiếp tay cho họ ăn chặn quyền lợi kinh tế của Việt Nam. Nhưng đây là nước cờ khai cuộc hết sức sâu xa của Bắc Kinh: Lập lờ xóa nhòa ranh giới EEZ được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), qua đó biến vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp.
img

Mỹ không dễ đối phó với chiến thuật “xắt lát xúc xích” của Trung Quốc ở biển Đông.

Trong ảnh: Lính Mỹ và Philippines tập trận chung vào cuối tháng 4-2012. Ảnh: REUTERS

Đỉnh điểm là gần một tháng sau, ngày 21-7, Trung Quốc tổ chức bầu cử bộ máy hành chính cho cái gọi là “thành phố Tam Sa” đặt trên đảo Phú Lâm của quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Với đơn vị hành chính bé tí này, Trung Quốc nuôi tham vọng to lớn là làm sao khống chế được biển Đông, kể cả quần đảo Trường Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough của Philippines.

Chuỗi hành động của Trung Quốc được sắp xếp một cách có hệ thống nhằm hợp thức hóa ý đồ tuyên bố chủ quyền phi lý và vô giá trị trên biển Đông. Cuối con đường mưu mô này là hai “phần thưởng” mà Bắc Kinh mong ngóng: thâu tóm nguồn dầu khí đủ dùng 60 năm trong lòng biển Đông và vô hiệu hóa hệ thống đồng minh của quân đội Mỹ tại khu vực.

Không dễ đối phó

Một báo cáo ngày 27-6 của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) khuyên Lầu Năm Góc chuyển trọng tâm từ Đông Bắc Á về biển Đông, đặc biệt là tăng cường tàu ngầm tấn công ở Guam, đưa thêm lực lượng thủy quân lục chiến đến khu vực và nghiên cứu đặt một nhóm tàu sân bay ở Tây Úc. Khuynh hướng này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta khẳng định tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hồi cuối tháng 6.

Tuy nhiên, đối phó với chiến thuật “xắt lát xúc xích” không phải dễ, nhất là với Trung Quốc. Bắc Kinh quá khôn ngoan để hành động vừa đủ, không tạo ra cao trào để Mỹ có cớ can thiệp. Những gì đã và đang xảy ra ở biển Đông chưa đủ để Washington gây chiến với siêu cường như Trung Quốc, một cuộc chiến biết trước sẽ vô cùng tốn kém. Cứ thế, sách lược này có khả năng phá hỏng kế hoạch quân sự của Mỹ.

Tuy nhiên, Mỹ có lý do để đặt cược không ít vào bàn cờ biển Đông dù khoảng cách địa lý khá xa. Thứ nhất, kinh tế Mỹ và cả thế giới đều phụ thuộc vào tự do hàng hải. Mỗi năm có đến 5.300 tỉ USD trong hoạt động thương mại toàn cầu đi qua biển Đông, trong đó 1.200 tỉ USD qua các cảng của Mỹ. Thứ hai, Mỹ không muốn bất cứ thế lực nào đơn phương viết lại hệ thống luật hàng hải quốc tế đã có từ lâu đời. Thứ ba, chính là uy tín của hệ thống đồng minh và độ tin cậy của một nước “bảo trợ an ninh” như Mỹ.

Mỹ và ASEAN vẫn muốn dùng Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) để giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Mỹ vẫn đang duy trì thế trung lập ở biển Đông vì không muốn tự đưa mình vào chuỗi tình thế có thể không kiểm soát nổi.
Nhưng điều này ngày càng mâu thuẫn với lời hứa bảo vệ đồng minh trong khu vực và mục tiêu bảo vệ nguồn tài nguyên chung của toàn cầu. Do đó, giới hoạch định chính sách Mỹ có thể phải cân nhắc lại đối sách với chiến thuật “tích tiểu thành đại” như Trung Quốc.

Ỷ mạnh hiếp yếu

Việc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMA) lần thứ 45 không ra được tuyên bố chung cũng làm lợi cho chiến thuật “tích tiểu thành đại” mà Trung Quốc theo đuổi. Không có Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), Trung Quốc có thể mặc tình “ỷ mạnh hiếp yếu”, ép các nước có tranh chấp phải đàm phán song phương ở thế yếu hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo