Trung Quốc khi nhận lại Hồng Kông từ nước Anh đã có hứa cho phép đặc khu này tiến hành bầu cử trực tiếp bầu người lãnh đạo nơi đây vào năm 2017. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại chưa quyết định về việc có cho phép việc đề cử công khai các các ứng cử viên cho vị trí đó hay không.
Một đại biểu Hồng Kông, hiện tham dự kỳ họp quốc hội diễn ra ở Bắc Kinh, dẫn lời ông Trương cho rằng Hồng Kông “không thể áp dụng hoặc bắt chước hình thức bầu cử của nước ngoài vì không phù hợp với đặc điểm địa phương và dễ dàng bị mắc vào bẫy dân chủ”.
Ngoài ra, theo ông Trương, điều đó có thế gây ra những “hậu quả tai hại”. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội không đưa ra bất kỳ chi tiết cụ thể về hậu quả xấu mà ông đề cập. Một đại biểu Hồng Kông khác dẫn nhận định của ông Trương cho biết: “Hệ thống bầu cử trực tiếp đó không thể gây tổn hại chủ quyền của Trung Hoa đại lục. Hơn nữa, cách thức đó phải an toàn, không làm tổn hại mối quan hệ Trung Quốc - Hồng Kông”.
Tân Hoa Xã còn trích lời cảnh báo của ông Trương Đức Giang rằng cả Hồng Kông lẫn Ma Cau “phải tuân thủ các quy định trong Hiến pháp và Bộ luật Căn bản để theo đuổi dân chủ”. Bộ Luật Căn bản là hiến pháp của đặc khu hành chính Hồng Kông hiện nay. Nhiều người ủng hộ tiến trình dân chủ tại Hồng Kông quan ngại Bắc Kinh kiểm soát công tác chọn ứng viên tham gia bầu cử năm 2017, đưa ra một đặc khu trưởng thân Bắc Kinh như hiện nay.
Trong một vụ việc khác, đến nay thông tin về cuộc điều tra tham nhũng cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang cũng như số phận của ông này vẫn chưa có câu trả lời chính thức.
Bình luận (0)