Ngoài ra, khoản tiền bất chính trên 3,5 tỉ nhân dân tệ đã được thu hồi. Hai con số này tăng lần lượt 3% và 261% so với năm trước đó.
Kết quả trên, theo báo China’s Daily hôm 25-1, là nhờ Ủy ban Giám sát Nhà nước Trung Quốc thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật với các nước khác. Theo ủy ban này, Trung Quốc năm 2018 đã ký 5 hiệp định dẫn độ, 4 thỏa thuận hỗ trợ tư pháp và 4 thỏa thuận trao đổi thông tin tài chính với các nước khác.
Hơn nữa, đạo luật hỗ trợ tư pháp hình sự quốc tế, có hiệu lực từ ngày 26-10-2018, đã trao cho giới chức tư pháp quyền đối phó nạn tham nhũng xuyên biên giới. Kết quả là có 307 quan tham thuộc số những người bị dẫn độ về nước năm ngoái.
Xie Haojie, cựu quan chức Trung Quốc bị cáo buộc tham nhũng, bị bắt hôm 13-1 ở Manila - Philippines Ảnh: REUTERS
Kể từ cuối năm 2012, chiến dịch chống tham nhũng đã trở thành ưu tiên hàng đầu tại Trung Quốc. Tại các diễn đàn quốc tế, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhiều lần nhấn mạnh Bắc Kinh tăng cường hợp tác thực thi pháp luật với các nước để chống tội phạm tham nhũng xuyên biên giới trong lúc khuyến khích các nước không cho tội phạm đào tẩu trú ẩn.
Năm 2015, Trung Quốc đã tiến hành chiến dịch "Lưới trời" để bắt tội phạm bỏ trốn và tịch thu tài sản thu lợi bất hợp pháp. Cùng năm, Interpol đã ban hành "thông cáo đỏ" đối với 100 tội phạm tham nhũng Trung Quốc bị truy nã gắt gao nhất. Tính đến giờ, đã có 56 người trong số này bị đưa về Trung Quốc từ hơn 17 quốc gia và khu vực để đối mặt xét xử.
Ngoài ra, Ủy ban Giám sát Nhà nước còn cho biết tính từ tháng 6-2014 đến cuối năm 2018, 5.201 tội phạm kinh tế chạy sang 120 quốc gia và khu vực đã bị dẫn độ về Trung Quốc, trong đó có 1.063 quan tham. Đồng thời, số tài sản bất hợp pháp trị giá 13,16 tỉ nhân dân tệ đã được thu hồi.
Bình luận (0)