xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc đẩy ngư dân ra biển Đông

Thu Hằng

(NLĐO)- Dự kiến đến cuối năm 2014, 50.000 tàu cá của Trung Quốc sẽ được trang bị hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu cho phép liên lạc trực tiếp với lực lượng hải cảnh nước này khi hoạt động trên các vùng biển tranh chấp ở biển Đông.

Dùng ngư dân để gây xung đột

Tại Hải Nam, chính phủ sẽ hỗ trợ các chủ tàu cá tới 90% chi phí gắn hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu. Ảnh: Reuters

Tại Hải Nam, chính phủ sẽ hỗ trợ các chủ tàu cá tới 90% chi phí gắn hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, tại đảo Hải Nam - cửa ngõ của Trung Quốc ra biển Đông - chính phủ sẽ hỗ trợ các chủ tàu tới 90% chi phí gắn thiết bị sản xuất nội địa vốn được dùng cho quân đội này. Động thái nêu trên cho thấy sự tăng cường hỗ trợ tài chính của chính phủ Trung Quốc trong bối cảnh hoạt động đánh bắt của nước này ngày càng táo bạo ở cả những khu vực không phải ngư trường truyền thống.

Các chủ tàu cá ở cảng cá Tanmen, Hải Nam cho biết chính quyền khuyến khích họ đến đánh bắt ở những vùng biển tranh chấp và tạo điều kiện bằng cách trợ giá nhiên liệu. Sự dung túng này khiến các tàu cá Trung Quốc trên biển Đông manh động và hung hãn hơn bao giờ hết. Gần nhất, có thể kể tới việc các tàu cá Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của ngư dân Đà Nẵng trong thời gian Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam.

... và đâm chìm chiếc tàu cá của ngư dân Đà Nẵng đang hoạt động tại ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa - Ảnh cắt từ video

Tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc hung hăng đâm chìm chiếc tàu cá của ngư dân Đà Nẵng đang hoạt động tại ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa - Ảnh cắt từ video

 

Theo báo cáo năm 2014 của Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO), trung bình mỗi người Trung Quốc tiêu thụ 35,1 kg hải sản trong năm 2010, cao gấp đôi mức bình quân của thế giới (18,9 kg). "Hải sản là nguồn thực phẩm cực kỳ quan trọng đối với Trung Quốc. Nhiều người chưa đánh giá đúng mức nguyên nhân này. Rõ ràng các đội tàu cá của Trung Quốc đang được khuyến khích đánh bắt trong vùng biển tranh chấp. Chính sách trên vừa có lý do địa chính trị vừa vì kinh tế và thương mại" - ông Alan Dupont, giáo sư về an ninh quốc tế tại Trường ĐH New South Wales (Úc), nhận định.

Khuyến khích ngư dân đánh bắt ở vùng biển tranh chấp

Với 16 vệ tinh triển khai trên quỹ đạo châu Á - Thái Bình Dương từ cuối năm 2012 và hàng trăm ngàn hệ thống sắp được triển khai thêm, Bắc Đẩu của Trung Quốc đang cạnh tranh với hệ thống định vị vệ tinh GPS của Mỹ và GLONASS của Nga. Hệ thống 19 tháng tuổi này vốn được sử dụng chủ yếu trong quân đội và nay được mở rộng cho các tàu cá.

Tuy vậy, chưa rõ là các tàu cá Trung Quốc có thường xuyên dùng Bắc Đẩu hay không, vì chưa ghi nhận được chủ tàu nào từng gửi tín hiệu cứu nạn qua Bắc Đẩu, theo Reuters. Song, báo chí Trung Quốc khẳng định khi gặp sự cố trên biển hoặc bị tàu thực thi pháp luật các nước truy đuổi, các ngư dân Trung Quốc có thể sử dụng hệ thống này để bắn tín hiệu báo động cho giới hữu trách. Chỉ cần thao tác bấm nút cơ bản, tín hiệu khẩn cấp sẽ được gởi thẳng tới giới chức để nhanh chóng định vị nơi tàu cá Trung Quốc cầu cứu. Hệ thống tín hiệu ngắn đặc thù của Bắc Đẩu còn hỗ trợ các ngư dân liên lạc với các tàu cá khác cũng như liên lạc với bạn bè và gia đình.

Khi giới chức Philippines bắt giữ 1 tàu cá Trung Quốc hồi tháng 5-2014 ở gần Trường Sa, họ nhanh chóng tắt hệ thống Bắc Đẩu trên tàu này, Tân Hoa xã tiết lộ. Hiện 9 ngư dân Trung Quốc trên tàu cá này đang đối mặt án tù ở Philippines vì đánh bắt rùa biển quý hiếm trái phép.

Ông Zhang Jie, phó giám đốc Cơ quan An toàn hàng hải Hải Nam, cho biết ông không có thông tin chính xác về việc sử dụng Bắc Đẩu nhưng nói rằng ngư dân Trung Quốc được khuyến khích đánh bắt ở các vùng biển mà nước này đơn phương tuyên bố chủ quyền. Ông cũng nói với Reuters rằng ông không tin chính phủ muốn dùng ngư dân để gây xung đột với các nước khác.

Các cơ quan ngư nghiệp khác ở Hải Nam, trong đó có Văn phòng Định vị vệ tinh Trung Quốc cũng như Cơ quan Quản lý đại dương (Bộ Ngoại giao) đều từ chối đưa ra bình luận về hệ thống Bắc Đẩu.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền 90% diện tích biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế và sự phản đối của các nước trong khu vực. Bắc Kinh còn đưa tàu sân bay xuống biển Đông lần đầu tiên vào cuối năm 2013 để thử nghiệm.

Theo Reuters, chỉ vài tuần sau khi nhậm chức vào tháng 3-2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm đột xuất tới Tanmen. Tại đây, ông Tập đã nói với các ngư dân rằng chính phủ sẽ hành động nhiều hơn để bảo vệ họ đánh bắt ở các khu vực tranh chấp. Một số ngư dân cũng xác nhận giới chức Hải Nam khuyến khích họ đến tận quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt và mỗi ngày được trợ cấp 2.000 – 3.000 nhân dân tệ (320 – 480 USD) cho tàu loại 500 mã lực.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo