xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc đối mặt sức ép về biển Đông

Hoàng Phương

Bắc Kinh cho rằng cuộc thảo luận với ASEAN về việc soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) đã bước vào giai đoạn mới

Hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc chắc chắn đối mặt với sự chỉ trích tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 và các hội nghị liên quan tổ chức ở Kuala Lumpur - Malaysia từ ngày 3 đến 6-8.

Theo bản dự thảo tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, dự kiến diễn ra ngày 4-8, các ngoại trưởng lo ngại “những diễn biến gần đây trên biển Đông có thể gây tổn hại đến hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực”, đồng thời nhất trí rằng nhu cầu cấp bách hiện nay là “khẩn trương giải quyết tình trạng xói mòn lòng tin giữa các bên liên quan” đối với vấn đề này.

Theo hãng tin Kyodo, các ngoại trưởng ASEAN còn thể hiện sự không hài lòng đối với tốc độ đàm phán chậm chạp về Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) và thúc giục các bên tăng cường nỗ lực để tiến tới hoàn tất một COC hiệu quả. Cũng theo Kyodo, bản dự thảo tuyên bố chung của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), dự kiến diễn ra vào ngày 6-8, kêu gọi tất cả các bên liên quan không được có “những hành động đơn phương gây hại cho hòa bình và ổn định” ở biển Đông.

 

Hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc trên Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Ảnh: The Straits Times
Hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc trên Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam Ảnh: The Straits Times

 

Việc Bắc Kinh đơn phương cải tạo đất ở biển Đông, biến các bãi đá thành đảo nhân tạo rồi lập tiền đồn quân sự trên đó để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý không chỉ bị cộng đồng quốc tế lên án mà còn làm dấy lên nỗi lo về một cuộc chạy đua vũ trang hoặc xung đột ở khu vực.

Vì thế, theo truyền thông Trung Quốc, Ngoại trưởng Vương Nghị của nước này sẽ ra sức biện bạch tại các hội nghị ông tham gia, trong đó có ARF. Phát biểu khi đến thăm Singapore hôm 3-8, ông Vương đã bác bỏ lời kêu gọi Bắc Kinh ngưng những hoạt động sai trái ở biển Đông.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân hôm 3-8 cho rằng cuộc thảo luận với ASEAN về việc soạn thảo COC đã vào giai đoạn mới và Bắc Kinh muốn đạt nhiều kết quả hơn. Tuy nhiên, trao đổi với Reuters cùng ngày, ông Lưu lại nói hội nghị của ASEAN không nên bàn về biển Đông. Ông này đổ lỗi: “Các nước bên ngoài đang cố quân sự hóa khu vực”.

Lập luận trên trái ngược với thông tin của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) hôm 3-8: Trung Quốc sắp hoàn tất đường băng dài 3.000 m ở Đá Chữ Thập và có thể sớm xây đường băng khác ở Đá Subi (đều thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). CSIS cảnh báo những đường băng này sẽ giúp Trung Quốc “tuần tra biển Đông, tấn công các nước có tuyên bố chủ quyền khác và thậm chí là các cơ sở của Mỹ”.

Trước thềm các hội nghị nói trên, Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP) kêu gọi ASEAN và Nhật Bản có lập trường thống nhất trong việc phản đối những hoạt động đơn phương sai trái trên biển của Trung Quốc. Người phát ngôn AFP, đại tá Restituto Padilla, đặc biệt nhấn mạnh rằng một khi các nước ASEAN có chung tiếng nói trong vấn đề biển Đông, cơ may Trung Quốc chịu lắng nghe và chấm dứt hoạt động xây đảo nhân đạo trái phép.

Ngoài biển Đông, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN và các hội nghị liên quan dự kiến còn bàn về quan hệ kinh tế và thương mại, nạn buôn người, chương trình hạt nhân của Triều Tiên, các mối đe dọa phi truyền thống…

 

Nguy cơ xung đột Mỹ - Trung trên biển

Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang lên kế hoạch mở rộng khả năng tấn công và giám sát trên không đến Tây Thái Bình Dương, bao gồm các vùng lân cận của Nhật Bản. Điều này làm tăng nguy cơ xung đột với Mỹ trên biển.

Theo báo cáo về chiến lược không quân của Trung Quốc, nước này nhấn mạnh phải phát triển 9 loại “thiết bị chiến lược”, trong đó có máy bay ném bom, máy bay không người lái (UAV) tấn công thế hệ mới, hệ thống đánh chặn tên lửa tầm cao, máy bay vận tải lớn, hệ thống vệ tinh…

Báo cáo còn liệt kê Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ và Việt Nam là “các mối đe dọa” đối với không phận quân sự của Trung Quốc cho đến năm 2030.

Phạm Nghĩa

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo