xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc “hứng gáo nước lạnh” từ Peru

HUỆ BÌNH

Dự án đường sắt xuyên lục địa do Trung Quốc đề xướng bị xem là đe dọa đến hệ sinh thái và môi trường sống của người dân địa phương

Quá tốn kém và có thể gây hại đến môi trường! Đó là nhận định thẳng thắn của Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski hôm 13-9 về dự án đường sắt xuyên lục địa do Trung Quốc đề xướng. Trả lời phỏng vấn đài truyền hình RPP (Peru) trong chuyến công du Trung Quốc, Tổng thống Kuczynski - người mới nhậm chức hồi tháng 7 năm nay - lo ngại: “Tôi bảo với họ, mà không hề có ý gây khó chịu, rằng tuyến đường sắt xuyên qua rừng Amazon này quá đắt đỏ, có thể gây ra những tác động môi trường và chúng tôi phải xem xét cẩn trọng”.

Ông Kuczynski muốn nói đến dự án xây dựng đường sắt xuyên lục địa dài 5.300 km, nối bờ biển thuộc Thái Bình Dương của Peru với bờ biển thuộc Đại Tây Dương của Brazil. Mục tiêu của dự án là giúp giảm chi phí vận chuyển hàng hóa từ Brazil đến châu Á. Vào năm 2015, chính phủ Peru dưới thời Tổng thống Ollanta Humala, người tiền nhiệm của ông Kuczynski, và Trung Quốc đồng ý nghiên cứu tính khả thi của dự án. Tuy nhiên, các chuyên gia về môi trường cảnh báo nếu được triển khai, dự án sẽ chạy qua rừng Amazon và dãy núi Andes, đe dọa phá hủy những khu rừng tự nhiên cũng như môi trường sống của tộc người thiểu số bản địa.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) tiếp Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski ở Bắc Kinh hôm 14-9 Ảnh: REUTERS
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) tiếp Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski ở Bắc Kinh hôm 14-9 Ảnh: REUTERS

Nhà địa lý Miguel Scarcello thuộc tổ chức phi chính phủ SOS Amazônia chỉ ra rằng tuyến đường sắt trên sẽ đi qua thượng nguồn của nhiều con sông. Điều này khiến các cơ quan bảo vệ môi trường Brazil và Peru chỉ trích những người chọn tuyến đường đã không quan tâm đến tác động của dự án đến môi trường. Thực tế là khoảng 20% diện tích rừng Amazon đã bị giải tỏa làm đường, chăn nuôi gia súc và trồng ngũ cốc. Trong giai đoạn 2000-2010, khu rừng này mất một diện tích tương đương Vương quốc Anh (khoảng 240.000 km2). Các nhà khoa học tin rằng việc phá rừng càng tăng lượng CO2 ở khí quyển, góp phần thúc đẩy sự biến đổi khí hậu, từ đó dẫn đến hạn hán.

Trong khi đó, Cơ quan Quản lý đường sắt nhà nước Brazil VALEC lo ngại bên cạnh tác động đến các hệ sinh thái nhạy cảm, các nhà thầu trong quá trình tiến hành dự án sẽ xây dựng nơi ăn chốn ở cho công nhân ngay tại rừng Amazon, khiến môi trường nơi này thêm xáo trộn. Vì thế, không có gì khó hiểu khi một số giấy phép môi trường cần thiết cho việc xây dựng tuyến đường sắt vẫn chưa được nhà chức trách Brazil cấp, đe dọa tiến độ dự án 10 tỉ USD này. Bắc Kinh muốn tuyến đường sắt này được khởi công năm 2017 và hoàn tất năm 2025. Giờ đây, phát biểu trên của Tổng thống Kuczynski có thể khiến dự án bị trì hoãn thêm nữa.

Tham vọng của Bắc Kinh tại vùng Amazon không chỉ dừng lại ở lĩnh vực đường sắt. Nước này đã ký thỏa thuận để thăm dò dầu tại phần rừng Amazon thuộc lãnh thổ Ecuador. Ngoài ra, Trung Quốc còn muốn xây đập thủy điện khổng lồ trên sông Tapajos ở Brazil. Những động thái này là một phần tham vọng của Trung Quốc trong việc thúc đẩy giao thương giữa nước này và phần còn lại của thế giới, cũng như tìm kiếm thị trường cho doanh nghiệp trong nước. Tham vọng này được thể hiện rõ qua sáng kiến “một vành đai, một con đường” của Chủ tịch Tập Cận Bình, được kỳ vọng giúp kết nối Trung Quốc với Trung Á, Trung Đông, châu Phi và châu Âu thông qua mạng lưới đường sắt, cảng biển, đường cao tốc và đường ống dẫn.

Dù vậy, không ít rắc rối đã nảy sinh kể từ khi sáng kiến được thực thi. Theo trang Bloomberg, Thái Lan gần đây đã hủy kế hoạch xây tuyến đường sắt cao tốc với Trung Quốc do không chấp nhận những đòi hỏi của Bắc Kinh. Những vấn đề khác là nguy cơ gia tăng tham nhũng (Thủ tướng Kyrgyzstan Temir Sariyev buộc phải từ chức vào tháng 4 vì cáo buộc tham nhũng liên quan đến việc thắng thầu của một công ty Trung Quốc), gây lãng phí (dự án không khả thi hoặc hiệu quả về kinh tế), đe dọa đến môi trường…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo