xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc lấy được bí mật tên lửa Bulava của Nga?

Bằng Vy (Theo Pravda)

(NLĐO) - Nga vừa thừa nhận đã triển khai trên thực tế tên lửa tối tân Bulava cũng như sắp trang bị cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược hiện đại nhất nước này Yuri Dolgoruky. Tuy nhiên, tờ Pravda đặt ra nghi vấn có thể Trung Quốc đã “chôm” được bí mật tên lửa này.

Hôm 20-6 vừa qua, hai giáo sư của Đại học Công nghệ Voenmech ở vùng Baltic là Yevgeny Afanasiev và Sviatoslav Bobyshev bị kết án lần lượt 12,5 và 12 năm tù vì tội cung cấp cho Trung Quốc các thông tin mật về tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava.
 
Kết quả điều tra cho thấy hai giáo sư này đã chuyển giao các thông tin trên trong chuyến công tác đến Trung Quốc vào tháng 5 và 6-2009. Đổi lại, họ nhận một khoản tiền mặt trị giá 27.000 USD từ đại diện của tình báo quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, cuộc điều tra không tìm được bằng chứng trực tiếp nào của vụ trao đổi trên. Hai nhà khoa học bị bắt năm 2010 và đã trải qua 2 năm trong nhà tù Lefortovo trước khi hầu tòa.
 
img
Tên lửa Bulava trong một lần phóng thử. Ảnh: RIA Novosti
 
Hiện vẫn chưa rõ loại thông tin gì về Bulava bị rò rỉ. Tuy nhiên, theo tường thuật của báo chí, quan tòa cho rằng dựa trên những thông tin mua được, Trung Quốc có thể tính toán vị trí các tàu ngầm mang ống phóng tên lửa Bulava của Nga.
 
Theo báo chí Nga, Trung Quốc là quốc gia mong muốn tìm hiểu về Bulava nhất. Từ năm 2005 đã rò rỉ thông tin về chương trình phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ biển đầy tham vọng của Trung Quốc. Mang tên “Bức tường đại dương”, chương trình này có mục tiêu chế tạo các tàu ngầm được trang bị tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tương tự như Nga để làm đối trọng với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
 
Loại tên lửa mà Trung Quốc định trang bị cho tàu ngầm là JL-2, phiên bản bắn trên biển của tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31. Về tầm bắn, JL-2 tương đương Bulava với gần 12.850 km.
 
Kể từ đầu thập niên 2000, chương trình hạt nhân của Trung Quốc đã có hướng phát triển rất giống Nga. Theo bước Nga, Trung Quốc cũng hợp nhất bệ phóng tên lửa trên mặt đất và mặt biển. Các chuyên gia còn lưu ý sự tương đồng giữa các tên lửa Trung Quốc với hệ thống Topol và Bulava của Nga. Đáng ngạc nhiên là Trung Quốc chỉ mất 5-6 năm để chế tạo tên lửa JL-1, ít hơn một nửa thời gian Nga chế tạo Bulava.
 
Năm 2011, Nga thử nghiệm thành công tên lửa Bulava và dự định trang bị cho hải quân. Đến tháng 1 năm nay, quân đội Trung Quốc 6 lần thử nghiệm JL-2 tại vùng biển ngoài khơi cảng Đại Liên.
 
Hiện nay Trung Quốc đủ khả năng phóng tên lửa từ vùng biển của mình đến hầu hết các nơi tại Mỹ và Nga. Theo Pravda, hoàn toàn có đủ cơ sở để nghi ngờ Bắc Kinh thu thập được công nghệ tương ứng từ đâu đó hơn là tự nghiên cứu.
 
Hai nhà khoa học của Đại học Voenmech không phải là những người đầu tiên bị buộc tội chuyển giao các dữ liệu mật về công nghệ tên lửa cho Trung Quốc. Tháng 5-2012, Alexander Gniteev ngồi tù 8 năm vì bán thông tin về Bulava. Trước đó là viện sĩ hàn lâm Nga Igor Reshetin bị phạt tù 11,5 năm vào tháng 12-2007, nhà vật lý học Valentin Danilov với 14 năm tù vào tháng 11-2004...
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo