xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc ngày càng “khó ưa”

HOÀNG PHƯƠNG

Quá trình hiện đại hóa quân sự và bành trướng bằng “sức mạnh cơ bắp” ở châu Á đã làm hoen ố hình ảnh của Trung Quốc trong mắt các nước láng giềng

Bất chấp việc Trung Quốc chi nhiều tiền của cho nỗ lực tuyên truyền và quảng bá nhằm cải thiện hình ảnh trên trường quốc tế, thái độ tiêu cực về nước này vẫn đang có chiều hướng lan rộng trên thế giới. Đó là nhận định của ông David Shambaugh, giáo sư khoa học chính trị và các vấn đề quốc tế tại Đại học George Washington (Mỹ), trong bài bình luận đăng trên báo The New York Times hôm 18-3.
 
img
Tàu của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đối đầu với tàu hải giám Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Ảnh: REUTERS

Bị ghét từ Âu sang Á

Dẫn nguồn kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew và đài BBC, tác giả bài viết cho rằng người châu Âu có cái nhìn tiêu cực nhất đối với Trung Quốc trong một thập kỷ qua nhưng thái độ này giờ cũng xuất hiện ở châu Á và châu Mỹ.  Tại châu Âu, ngay cả quan hệ Trung Quốc - Nga cũng đang có dấu hiệu căng thẳng: Trên bề mặt dường như 2 cường quốc này có nhiều điểm hài hòa về thế giới quan và lợi ích nhưng bên dưới lại tích tụ những nghi ngờ lẫn nhau, những va chạm ngày càng tăng về thương mại, mua bán vũ khí, vấn đề nhập cư và sự cạnh tranh chiến lược ở khu vực Trung Á.  

Danh tiếng của Trung Quốc cũng đang bị xói mòn ở Trung Đông do sự ủng hộ của nước này dành cho các chế độ Syria và Iran. Ngay cả tại châu Phi, hình ảnh của Bắc Kinh đang xấu dần trong mắt người dân bản địa trong 3 năm trở lại đây bởi làn sóng doanh nghiệp Trung Quốc kéo sang đó khai thác tài nguyên vô tội vạ và sự ủng hộ của nước này dành cho các chính phủ không được lòng dân.  

Tại châu Mỹ, mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ cũng đang gặp rắc rối bởi sự cạnh tranh và sự mất lòng tin ngày càng tăng giữa hai bên. Những tranh cãi mới đây về vấn đề tấn công trên mạng càng khiến mối quan hệ này thêm căng thẳng. Trong khi đó, tại châu Á, quá trình hiện đại hóa quân sự và bành trướng bằng “sức mạnh cơ bắp” đã làm hoen ố hình ảnh của Bắc Kinh trong mắt các nước láng giềng.

Bắc Kinh cần cải thiện nhiều

Theo bài viết, hình ảnh đang sụt giảm của Trung Quốc đã đặt ra không ít thách thức và khó khăn về đối ngoại cho tân Chủ tịch Tập Cận Bình. Trung Quốc cần làm quen việc đối mặt với sự hoài nghi và những va chạm ngày càng tăng nếu muốn trở thành một cường quốc toàn cầu. Ngoài ra, nước này nên phản hồi những chỉ trích từ bên ngoài một cách thực chất hơn, thay vì chỉ bác bỏ chúng hoặc đáp trả bằng những chiến dịch quan hệ công chúng không có sức thuyết phục.

Theo tác giả, có nhiều bước đi mà Trung Quốc có thể thực hiện ngay để cải thiện hình ảnh của mình trong mắt cộng đồng quốc tế, như mở cửa thị trường, giảm thặng dư thương mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hạn chế trợ cấp cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài và xuất khẩu,  phê chuẩn và tuân thủ các công ước quốc tế. Về mặt đối ngoại, Bắc Kinh nên tham gia các cuộc đàm phán đa phương theo khuôn khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) để giải quyết các tranh chấp ở biển Đông, tìm giải pháp cho vấn đề quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ở biển Hoa Đông thông qua đàm phán với Nhật Bản, gây sức ép lên CHDCND Triều Tiên và Iran để hai nước này chấm dứt chương trình hạt nhân của mình.

Ngoài ra, Trung Quốc còn cần minh bạch hơn nữa trong các chương trình viện trợ nước ngoài và ngân sách quân sự, đồng thời tôn trọng sự nhạy cảm ở các nước phát triển trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên của họ. Tóm lại, tác giả cho rằng việc thực hiện những bước đi trên còn hiệu quả hơn chiến lược chi nhiều tỉ USD cho các nỗ lực tuyên truyền ở nước ngoài mà Bắc Kinh đang thực hiện.
 

Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm chủ quyền của Việt Nam

 Ngày 19-3, đại diện Ủy ban Biên giới Quốc gia khẳng định các hoạt động gần đây của Trung Quốc tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam một lần nữa bác bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, không có hành động cản trở hoạt động nghề cá bình thường và hợp pháp của các tàu cá và ngư dân Việt Nam. 

Trước đó, Trung Quốc đã phê duyệt thành lập cái gọi là đài phát thanh và truyền hình “Tam Sa” và đài truyền hình vệ tinh “Tam Sa”, cử biên đội tàu Hải giám 83 cùng trực thăng Hải giám B-7103 và các tàu hải giám 262 và 263 tuần tra tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, xua đuổi tàu cá Việt Nam đang hoạt động nghề cá bình thường và hợp pháp tại khu vực này mới đây nhất là cử tàu khảo sát khoa học nghề cá Nam Phong đến tiến hành điều tra tài nguyên nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
B.Diệp


 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo