Trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến 2009, tất cả người dân Trung Quốc phải chịu mức giá điện cao hơn để lấy số tiền chênh lệch phục vụ cho kế hoạch xây đập thủy điện Tam Hiệp, một dự án tái định cư bắt buộc.
Khu vực hồ thủy điện Tam Hiệp. Ảnh Reuter
Tuy nhiên, báo cáo từ Cơ quan giám sát chống tham nhũng Trung Quốc cho thấy một số quan chức của công ty thầu dự án đã đưa người thân trong gia đình vào rút ruột công trình, thực hiện các giao dịch mờ ám và tổ chức nhiều hoạt động đấu thầu tinh ranh nhằm che mắt cơ quan chức năng.
Phát biểu trên trang web công ty hôm 25-2, nhà thầu Tam Hiệp cho biết họ sẽ xem xét các báo cáo và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Trong khi đó, nhiều tờ báo Trung Quốc đưa tin một dự án xây dựng liên quan đến khu vực đập Tam Hiệp có dấu hiệu của hành vi hối lộ khi một số thành viên tham gia đấu thầu bỏ ra 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 163.200 USD) để nhận được giấy phép xây dựng.
Công trình thủy điện Tam Hiệp là một dự án có tầm quan trọng bậc nhất của Trung Quốc. Hồi năm ngoái, một quan chức cấp cao tham gia theo dõi dự án đã bị sa thải vì “nghi ngờ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” - một cụm từ khác để chỉ tham nhũng.
Bình luận (0)