Đó là cảnh báo của hai chuyên gia Theresa Fallon, thành viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu châu Âu về châu Á có trụ sở tại Bỉ và Tiến sĩ Graham Ong-Webb, chuyên viên cố vấn phụ trách Văn phòng Đông Nam Á của tổ chức tư vấn rủi ro toàn cầu Control Risks đặt tại Singapore, đăng trên Mạng lưới An ninh và Quan hệ quốc tế (ISN).
Hai tác giả cho rằng phương thức "giành lấy tất cả" chỉ làm phức tạp hơn mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khác. Theo họ, có 3 khuynh hướng tại Trung Quốc đang đe dọa các nỗ lực giải quyết tranh chấp trên biển Đông.
Trung Quốc không thể giải quyết tranh chấp biển Đông bằng chiến lược "giành lấy tất cả"
- Thứ nhất, Bắc Kinh đang quá tự tin vào sức mạnh của mình, dẫn đến lối phản ứng đối đầu với các láng giềng cũng như coi thường luật pháp quốc tế.
- Thứ hai, Bắc Kinh đang phung phí “quyền lực mềm” mà nước này vất vả gầy dựng được một thập niên qua. Cách xử lý vấn đề ở biển Đông và Hoa Đông làm Trung Quốc mất bạn bè. Tạm thời Trung Quốc vẫn duy trì được vị thế trong khu vực bằng “quyền lực cứng”, nhưng việc mất đi “quyền lực mềm” khiến nước này khó xác định các mục tiêu chiến lược lâu dài.
- Thứ ba, Bắc Kinh không nhận ra rằng chiến lược “giành lấy tất cả” không thể quét sạch các nước láng giềng cũng như cộng đồng quốc tế. Một phần vì các tuyên bố chủ quyền dựa trên lịch sử của Trung Quốc không thuyết phục được các bên, phần khác là những khó khăn trong việc giải quyết các tuyên bố chủ quyền chồng chéo giữa Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia và Brunei.
Hai tác giả nhấn mạnh để giải quyết tranh chấp biển Đông, trước tiên Trung Quốc phải thừa nhận biển Đông không phải là “bất động sản ven biển độc quyền” của họ. Tiếp đó phải nhìn ra rằng quyền lực kinh tế hay quân sự không thể giải quyết được tranh chấp chủ quyền, mà phải áp dụng "quyền lực mềm" để tìm bạn.
"Philippines không lùi bước"
Nhật báo Inquirer ngày 4-10 trích phát biểu của Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario tại cuộc họp cấp cao giữa giới chức Philippines và Mỹ ở Washington mới đây, nhấn mạnh biển Đông là "lợi ích quốc gia cốt lõi" của Philippines. Theo Ngoại trưởng Rosario, Manila sẽ tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình trong khuôn khổ ngoại giao, luật quốc tế và hợp tác dù vẫn coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc - một trong những bạn hàng lớn nhất của nước này. |
Bình luận (0)