Tại buổi lễ động thổ, Thủ tướng Camuchia Hun Sen cho biết sự hỗ trợ của Trung Quốc trong việc xây sân vận động để tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) năm 2023 là bằng chứng cho thấy sự hợp tác chặt chẽ của 2 nước.
Sân vận động mới nằm cách thủ đô Phnom Penh 10 km về phía Bắc và có sức chứa 60.000 người. Quy mô của nó chỉ đứng sau một sân vận động khác với sức chứa 70.000 người được xây năm 1964 tại Phnom Penh. Khu vực rộng 16 héc-ta này sẽ được dùng cho các bộ môn bóng đá, bóng bầu dục và điền kinh. Ngoài ra, nó còn là một phần của khu liên hợp thể thao quốc gia Morodok Techo rộng 85 héc-ta.
Trong thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã đổ hàng triệu USD đầu tư vào Campuchia và đổi lại được Phnom Penh ủng hộ chính trị trên các diễn đàn quốc tế. Bắc Kinh đang tăng cường sử dụng phương thức ngoại giao "quyền lực mềm" và các khoản đầu tư chiến lược để mở rộng tầm ảnh hưởng, ngay cả khi nước này hung hăng theo đuổi lập trường lãnh thổ trên biển Đông.
Khu liên hợp thể thao quốc gia Morodok Techo. Ảnh: Phnom Penh Post
Trong khi quan hệ với Trung Quốc được cải thiện thì sự hợp tác của Campuchia và Mỹ lại dần trở nên lỏng lẻo. Cho đến thời gian gần đây, Phnom Penh vẫn phụ thuộc phần lớn vào viện trợ nước ngoài từ phương Tây để hỗ trợ kinh tế. Tuy nhiên, số tiền viện trợ khổng lồ từ Trung Quốc đã xoay chuyển cục diện.
Hôm 3-4, đại sứ quán Mỹ tại Campuchia thông báo Tiểu đoàn công binh hải quân Mỹ, hay còn được biết đến với tên gọi Seabees, sẽ rời khỏi Campuchia sau 9 năm thực hiện sứ mệnh hỗ trợ nhân đạo tại nước này. "Tuần trước, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã thông báo với đại sứ quán về quyết định hoãn chương trình Seabees vô thời hạn" - trích thông tin từ đại sứ quán Mỹ.
Trước đó, vào tháng 1, Campuchia tuyên bố sẽ hủy bỏ cuộc tập trận hàng năm Angkor Sentinel với Mỹ.
Bình luận (0)