Cảnh sát ra thông báo kêu gọi người dân ở khu vực này báo cho họ những người bị nghi ngờ giữ chất nổ và súng.
Trong khi đó, chính quyền thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, huy động hơn 10.000 cảnh sát tuần tra trên đường phố. 3.000 cảnh sát mang theo súng trong lúc tuần hành, một số được trang bị súng trường tấn công đóng tại nhà ga xe lửa và một số địa điểm khác.
Ở Bắc Kinh, cảnh sát được đặt trong tình trạng báo động cao và tăng cường tuần tra ở những khu vực đông người.
Cảnh sát tuần tra được triển khai ở Quảng Châu ngày 1-5. Ảnh: BÁO TÂN KHOÁI
Cảnh sát tuần tra ở những nơi tập trung đông người sau vụ đánh bom nhà ga Tân Cương.
Ảnh: CNWEST.COM
Ngày 1-5, Mỹ đã lên án vụ đánh bom chết người tại Tân Cương, cho rằng đây dường như là “một hành động khủng bố”. Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf nói rằng Washington “lên án các hành động bạo lực khủng khiếp và đáng khinh nhằm vào dân thường vô tội” tại nhà ga.
“Căn cứ vào thông tin thu thập được, kể cả thông tin do truyền thông Trung Quốc đăng tải, có lẽ đây là hành động khủng bố nhằm vào người dân. Tôi không có thêm thông tin về vụ tấn công, cũng như nhân dạng hay động cơ của những kẻ tấn công. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn và thông cảm tới các nạn nhân, gia đình họ và những người bị chịu ảnh hưởng của vụ việc này” – bà Marie Harf nói.
Cuối ngày 1-5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng giận dữ trước chỉ trích của Mỹ về mức độ hợp tác từ Bắc Kinh trong chống khủng bố. “Trung Quốc trở thành nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố, luôn kiên quyết phản đối chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức” - Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.
Bắc Kinh không hài lòng với báo cáo Bộ Ngoại giao Mỹ về chống khủng bố năm 2013, được công bố tháng trước. Trong báo cáo đó, Washington cho rằng sự hợp tác của Trung Quốc trên mặt trận chống khủng bố khá “hờ hững” và rằng Trung Quốc cung cấp ít bằng chứng về sự nhúng tay của khủng bố trong các vụ tấn công ở Tân Cương.
Bình luận (0)