Ngoài ra, nhà chức trách đã lập hồ sơ án hình sự đối với 192 trường hợp, tạm giữ hình sự 202 đối tượng.
Giới truyền thông Trung Quốc nhận định vụ việc không chỉ gây ra làn sóng phẫn nộ khắp cả nước mà còn phơi bày những yếu kém, nhất là trong khâu giám sát và quản lý chất lượng vắc-xin. Trong nỗ lực xoa dịu dư luận, Bắc Kinh đã lên kế hoạch thiết lập hệ thống theo dõi hoạt động sản xuất, bảo quản và vận chuyển vắc-xin, đồng thời tăng hình phạt đối với những người bị phát hiện bán hoặc lưu trữ vắc-xin trái phép.
Các quan chức không giám sát nghiêm túc vấn đề này sẽ bị buộc thôi việc.
Theo đài BBC, đường dây trái phép nêu trên hoạt động từ năm 2011 với lượng vắc-xin bán ra có giá trị 88 triệu USD và mạng lưới phủ tại 24 tỉnh và các thành phố lớn ở Trung Quốc. Đến tháng 4-2015, 2 phụ nữ (mẹ và con gái) bị bắt vì tham gia điều hành đường dây này.
Báo China Daily đưa tin mặc dù không có giấy phép nhưng họ vẫn mua được số vắc-xin trên từ các nhà sản xuất và đem bán lại. Chi tiết vụ bê bối chỉ được công khai vào tháng rồi khi nhà chức trách kêu gọi tìm kiếm đường đi của vắc-xin và những nạn nhân của bọn tội phạm này.
Hàng chục người dính líu đến vụ bê bối ở tỉnh Sơn Đông cũng sa lưới pháp luật vào tháng rồi. Nhà chức trách phát hiện sự liên quan của 9 nhà bán sỉ thuốc và nhiều cơ sở y tế địa phương. Sau đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng khuyến cáo các loại vắc-xin cần được bảo quản và quản lý thích hợp, nếu không sẽ kém hiệu quả.
Bình luận (0)