xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc xen giữa Mỹ - Anh

Hoàng Phương

“Anh đang chơi trò nguy hiểm là thỏa hiệp chiến thuật với Trung Quốc để đổi lấy những lợi ích kinh tế”

Chuyến thăm Anh từ hôm 19-10 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang được Mỹ theo dõi sát sao với ánh mắt không mấy hài lòng vì sự nồng ấm quá mức của nước chủ nhà. Những hoạt động nổi bật của ông Tập trong chuyến thăm 4 ngày này là phát biểu trước quốc hội Anh, gặp Thủ tướng David Cameron và dự yến tiệc chiêu đãi của Hoàng gia.

Đồng minh nhưng không đồng lòng

Ngay trước khi ông Tập Cận Bình đến Nhà Trắng vào tháng rồi, Tổng thống Mỹ Barack Obama không ngại ngần cảnh báo sẵn sàng trừng phạt Trung Quốc về vấn đề an ninh mạng.

Trái lại, giới chức Anh ca ngợi chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ năm 2005 sẽ mở ra “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ song phương. Theo giới phân tích, sự tương phản về thái độ nói trên là minh chứng rõ nhất cho việc dù là đồng minh nhưng Mỹ - Anh lại không đồng lòng trong cách thức xử lý quan hệ với một Trung Quốc đang trỗi dậy.

Washington không ngừng gây sức ép lên Bắc Kinh về những vấn đề như nhân quyền, gián điệp mạng, hành động gây hấn ở biển Đông… dù vẫn tìm cách thúc đẩy quan hệ song phương. Trái lại, đã xuất hiện những chỉ trích chính quyền của ông Cameron chấp nhận “nhún nhường” để tạo đà cho thương mại và thu hút thêm đầu tư từ Trung Quốc.

Hồi tháng 3 qua, tờ Financial Times (Anh) cho rằng quyết định tham gia Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) thể hiện “xu hướng muốn làm hài lòng Trung Quốc” của Anh.

 

Chủ tịch Tập Cận Bình được đón tiếp tại thủ đô London - Anh hôm 20-10 Ảnh: REUTERS
Chủ tịch Tập Cận Bình được đón tiếp tại thủ đô London - Anh hôm 20-10 Ảnh: REUTERS

 

Trong chuyến thăm gần đây đến khu tự trị Tân Cương hồi tháng 9, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne nói ông muốn “đánh cược” với mối quan hệ với Trung Quốc - một lối tiếp cận bị Mỹ xem là chịu lép vế để đổi lấy lợi ích kinh tế.  

Ông Tom Wright, chuyên gia về chính sách đối ngoại tại Viện Brookings (Mỹ), nhận định thông điệp trên phát đi tín hiệu đáng lo ngại: Hợp tác thương mại và kinh tế thước đo duy nhất định hướng chính sách của Anh đối với Trung Quốc!

“Chúng ta sẽ chỉ chịu thêm sức ép từ Trung Quốc nếu nhượng bộ họ ngay từ đầu. London đang chơi trò nguy hiểm là thỏa hiệp chiến thuật (với Bắc Kinh) để đổi lấy những lợi ích kinh tế, một bước đi có thể dẫn đến nhiều rắc rối về sau” -  ông Evan Medeiros, chuyên gia của Công ty Tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, nói với báo Financial Times.

Nâng cấp quan hệ quốc phòng

Dĩ nhiên là London bác bỏ mạnh mẽ cáo buộc họ “hy sinh” những nguyên tắc của mình để đổi lấy lợi ích về thương mại và  đầu tư. “Các bộ trưởng Anh sẽ tiếp tục bày tỏ lo ngại về vấn đề nhân quyền với những người đồng cấp Trung Quốc” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Anh cho biết.

Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cũng khẳng định với đài BBC rằng dù trải thảm đỏ đón nhà lãnh đạo Trung Quốc nhưng nước này vẫn không nhắm mắt làm ngơ trước những vấn đề liên quan đến Bắc Kinh. Cần nhắc lại là Chủ tịch Tập Cận Bình mang theo các thỏa thuận hợp tác và đầu tư trị giá 46 tỉ USD trong chuyến công du Anh lần này.

Ngoài việc cảnh báo London không được quá mềm lòng với Bắc Kinh, Mỹ còn có những bước đi khác nhằm đối phó những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông. Theo tạp chí The Diplomat (Nhật Bản), Mỹ và Indonesia dự kiến nâng cấp quan hệ quốc phòng và tăng cường hợp tác về an ninh hàng hải nhân chuyến thăm của Tổng thống Joko Widodo đến thủ đô Washington từ ngày 25 đến 28-10.

Bước đi này chứng tỏ 2 nước đặc biệt coi trọng những thách thức về an ninh hàng hải, nhất là tại biển Đông, nơi Bắc Kinh vừa có hành động khiêu khích mới nhất là xây 2 ngọn hải đăng phi pháp. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines hôm 19-10 chỉ trích động thái này là mưu đồ củng cố yêu sách chủ quyền phi lý ở biển Đông.

Trong khi đó, cựu Ngoại trưởng Úc Gareth Evans hôm 20-10 kêu gọi nước này triển khai tàu chiến ở biển Đông để phản đối Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Còn tại phiên thảo luận về an ninh và phát triển tại biển Đông ở Trường Cao học nghiên cứu các vấn đề quốc tế SAIS, thuộc Trường ĐH Johns Hopkins (Mỹ) hôm 19-10, các diễn giả cho rằng các hoạt động khiêu khích của Trung Quốc tiềm ẩn nguy cơ bất ổn và có thể gây ra thảm họa môi trường, đe dọa các nguồn tài nguyên biển, sự đa dạng sinh học biển...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo