Bài báo viết: “Trung Quốc luôn là nhân vật “nặng ký” trong các vụ tranh chấp với các nước khác, bao gồm Việt Nam, Philippines và Malaysia”. Cụ thể, khi diễn ra đụng độ giữa Trung Quốc và Philippines gần bãi cạn Scarborough trên biển Đông, Trung Quốc đã điều đến 4 tàu hải giám hiện đại cùng 10 tàu cá, trong khi Philippines chỉ có 2 tàu tuần duyên và 1 tàu của Cục Ngư nghiệp.
Do đó, ông Richardson nhận định: “Trung Quốc tỏ ra đang dùng chiến lược số đông ở bãi cạn Scarborough và có thể lấn sang các khu vực khác trong biển Đông nếu việc kháng cự của những nước liên quan không hiệu quả. Mục đích là tăng sự hiện diện tại một khu vực tranh chấp để cuối cùng trở thành chủ sở hữu”.
Ông Michael Richardson (trái) và tàu chiến Trung Quốc (Ảnh: THE STRAITS TIMES)
Ngoài ra, tác giả còn nhắc đến việc báo Hoàn cầu của đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn lời thiếu tướng La Viện nói rằng nước này cần củng cố tuyên bố chủ quyền của mình bằng cách “cắm cờ Trung Quốc, hoặc xây dựng căn cứ quân sự hoặc căn cứ ngư nghiệp” ở biển Đông. Theo nhận định của chuyên gia Nhật Bản trên tờ Sankei hôm 7-5: “Đối với Bắc Kinh, biển Đông về mặt tài nguyên và lợi ích kinh tế quan trọng hơn Senkaku”.
Ông Richardson còn dẫn lời Giáo sư Stephen Walt tại Đại học Harvard nhận định trên tờ The New York Times (Mỹ): “Trong thế kỷ 19, khi Mỹ trỗi dậy đã tuyên bố “học thuyết Monroe” để đẩy dần các cường quốc châu Âu ra khỏi Bắc bán cầu. Do đó, Bắc Kinh không muốn Washington tạo dựng liên minh và hiện diện quân sự mạnh mẽ quanh biên giới của mình. Họ đang cố đẩy Mỹ ra khỏi châu Á - Thái Bình Dương”.
Bên cạnh việc phản đối các công ty nước ngoài thăm dò, khai thác, dầu hoặc khí đốt dưới đáy biển thuộc vùng biển nước này tuyên bố chủ quyền, Trung Quốc còn gây chia rẽ trong ASEAN.
Hải quân Trung Quốc trong một lần diễn tập quân sự (Ảnh: CHINAMIL.COM)
Trong khi đó, tờ Nhân dân Nhật báo ngày 8-5 đăng bài xã luận cho rằng đến lúc Bắc Kinh không nhẫn nhịn được nữa thì không cần nhẫn nhịn. “Trung Quốc có đủ trí tuệ, đồng thời có thừa biện pháp để không cần đánh cũng đẩy lui được đối phương, buộc đối phương phải từ bỏ vùng biển đảo tranh chấp" - tờ báo này viết.
Bình luận (0)