xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Truy tìm lý do Nga bán Alaska cho Mỹ

Đỗ Quyên (Theo Business Insider)

(NLĐO) - Năm 1867, Mỹ chi 7,2 triệu USD mua Alaska từ Nga. Đến hơn 50 năm sau, người dân xứ sở cờ hoa bắt đầu hết tiếc rẻ khi lợi ích thu được đã gấp 100 lần số tiền đó!

Sau 1 tháng, đơn yêu cầu tách bang Alaska ra khỏi Mỹ và sáp nhập trở lại với Nga đăng trên website của Nhà Trắng hiện đã thu thập được hơn 35.000 chữ ký. Nếu đơn yêu cầu này thu hút được 100.000 chữ ký trong một tháng, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ phải phản hồi chính thức theo luật.

anchorage skyline

Anchorage, Alaska vào một đêm tháng 4

 

Cho tới nay không ít người vẫn mơ hồ rằng người Mỹ đã đánh cắp mảnh đất này từ tay người Nga, hay nói một cách nhẹ nhàng hơn là thuê xong không trả lại.

Dù cho những đồn thổi kiểu này có vẻ phát tán rộng rãi hơn thông tin chính thức rằng Nga đã bán Alaska cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD. Cái giá được cho là chắc hẳn đang khiến Moscow nuối tiếc về quyết định của mình, bởi lúc bấy giờ, với số tiền chưa đủ để mua 200 mẫu đất Anh (81 ha) đó, giúp Mỹ có được mảnh đất rộng gấp 2 lần bang Texas. Tuy nhiên, thực tế, cả hai phía đều có lý do thích hợp để đi đến thỏa thuận lịch sử này.

Trước khi về tay Mỹ, Alaska đã lộ nhiều mỏ vàng

Vào thế kỷ 19, Alaska (thuộc Nga) là trung tâm thương mại quốc tế. Tại thủ phủ Novoarkhangelsk (nay là Sitka), các nhà buôn Trung Quốc hối hả buôn bán vải, trà và thậm chỉ cả đá lạnh, vốn là những mặt hàng miền nam Mỹ đang rất khát trước khi phát minh ra tủ lạnh. Các công ty mọc lên như nấm, thuyền bè qua lại sầm uất, chưa kể tới những mỏ than hoạt động không ngừng nghỉ. Hấp dẫn hơn cả hàng loạt mỏ vàng mà mọi người xôn xao tại khu vực này. Vì vậy nhiều người cho rằng chỉ có mất trí mới nghĩ tới chuyện bán vùng đất báu bở như vậy.

Thêm vào đó, mảnh đất xa xôi này còn thu hút nhiều thương nhân Nga vì loại ngà hải mã quý hiếm (vốn đắt không thua kém ngà voi). Mọi hoạt động thương mại tại Alaska do công ty hợp tác liên quốc gia “Công ty Nga - Mỹ (RAC)” điều hành.  Công ty này được một thương nhân-nhà thám hiểm vùng Siberia lập nên năm 1799, là sự hợp tác độc quyền ở các lĩnh vực thương mại, buôn bán và các nguồn tài nguyên ở Nga, Mỹ, Alaska, California, đảo Sakhalin và đảo Kurile, hoạt động dưới sự bảo hộ của Nga Hoàng. Nó có thể độc lập giao thương với các nước khác và thậm chí có cả cờ và tiền riêng.

“Pizarro Nga”

Người phát hiện ra mảnh đất Alaska vào năm 1741 là nhà thám hiểm Đan Mạch Vitus Bering (lúc bấy giờ đang phục vụ trong hải quân Nga), song người người giúp vùng đất này phát triển nở rộ phải kể tới thương gia tài năng Alexander Baranov. Ông xây dựng trường học, nhà máy và chỉ dạy cho người bản địa (gồm có người Inupiaq, Inuit và Yupik, Aleut, và nhiều loại thổ dân châu Mỹ) cách trồng củ cải và khoai tây; xây dựng đồn lũy, đóng tàu thuyền và mở rộng việc săn rái cá để bán thịt và lông.

Tự nhận là “Pizarro Nga” (chỉ nhà thám hiểm lừng danh Francisco Pizarro (Tây Ban Nha), người đã chinh phục đế chế Inca và sáng lập ra thành phố Lima , mệnh danh là La Ciudad de los Reyes (thành phố của vua). Lima sau trở thành thủ đô của Peru ), Baranov gắn bó với Alaska không chỉ ở “túi tiền” mà còn ở chính trái tim – ông đã kết hôn với con gái của một thủ lĩnh người Aleut bản địa.

Dưới sự “trị vì” của Baranov, RAC đạt lợi nhuận mơ ước: hơn 1.000%. Khi Baranov nghỉ hưu, thay thế ông là trung úy Hagemeister (luật lệ của RAC lúc bấy giờ là chỉ có những sỹ quan hải quân mới được điều hành công ty). Hagemeister đưa vào công ty nhiều nhân viên mới và những cổ đông thân cận trong quân ngũ. Tuy nhiên, công ty lại không thể duy trì được sự tăng trưởng trước đó.

Ông chủ RAC nhận lương siêu khủng

Những ông chủ mới tự đặt ra mức lương “trên trời” cho bản thân. Thông thường lương của các sĩ quan lúc bấy giờ là 1.500 rúp/năm (gần tương đương với lương của các bộ trưởng và nghị sĩ), trong khi ông chủ của công ty kiếm được 150.000 rúp/năm. Họ mua lông rái cá từ người địa phương chỉ với nửa giá. Kết quả là trong vòng 20 năm sau thời Baranov, người Eskimos và Aleut đã giết gần như toàn bộ số rái cá trên biển khiến Alaska mất luôn ngành thương mại ăn nên làm ra nhất. Người bản địa phản ánh rằng các tàu chiến Nga nổ súng vào những làng chài bên bờ biển của họ, song phía Nga một mực bác bỏ.

Giới chức sĩ quan Nga bắt đầu tìm kiếm nguồn doanh thu mới. Sau đó, họ chuyển sang bán trà và đá, song sự quản lý yếu kém cũng như thiếu may mắn đã đẩy mức lương của giới chủ xuống mức khó tin. Hậu quả là RAC buộc phải nhận trợ giá của nhà nước 200.000 rúp/năm. Tuy nhiên điều đó cũng không thể cứu được công ty.

Khi chiến tranh Crimea nổ ra năm 1854, giữa lúc bị cả cả Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ chống lại, Nga được cho là không đủ sức gánh Alaska, đồng thời cũng không thể bảo vệ được mảnh đất xa xôi này. Hoàng tử Konstantin Nikolayevich, em trai của Nga Hoàng và là Tổng chỉ huy Hải Quân của Nga lúc bấy giờ là người đầu tiên đưa ra ý tưởng bán vùng lãnh thổ Alaska vì lý do an ninh. Ông cho rằng việc Nga thiếu hụt về tài chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tranh cãi về lãnh thổ.

Nguy cơ lúc  này là Anh có thể sẽ chiếm Alaska và Nga sẽ tay trắng. Căng thẳng giữa Moscow và London gia tăng trong khi quan hệ với giới chức Mỹ lại nồng ấm hơn bao giờ hết. Do đó, Baron Eduard de Stoeckl – công sứ Nga tại Mỹ  và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ William Seward đã ngồi vào bàn đàm phán.

Cờ Nga "lưu luyến" Alaska

Trong lúc các nhà chức trách bàn thảo số phận của Alaska, dư luận cả hai bên đều kịch liệt phản đối chuyện mua bán. Báo chí Nga gay gắt: “Làm sao có thể bán đi mảnh đất chúng đã đã đổ biết bao thời gian và công sức để phát triển , mảnh đất mà điện báo cũng đã vươn tới và ngày càng lộ ra nhiều mỏ vàng”. Còn báo chí Mỹ mỉa mai: “Người Mỹ cần gì “cái thùng đá” với 50.000 người Eskimo hoang dại uống dầu cá thay bữa sáng”.

Thậm chí, Quốc hội Mỹ cũng không thông qua kế hoạch mua Alaska. Tuy nhiên tới ngày 30-3-1867, sau thời gian gián đoạn do cuộc nội chiến ở Mỹ,  tại thủ đô Washington D.C, hai bên đã đặt bút ký thỏa thuận bán mảnh đất Alaska rộng 1,5 triệu ha cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD (tương đương  4,74 USD/km2). Đây được coi là một cái giá mang tính tượng trưng, bởi ngay ở những mảnh đất tương tự ở Siberia, giá cả lúc bấy giờ cũng phải gấp 1.395 so với con số đó. Tuy nhiên, lúc này Nga không còn nhiều lựa chọn. Có nguồn tin tiết lộ rằng Nga thậm chí đã chi 165 ngàn USD hối lộ một vài thượng nghĩ sỹ của Mỹ cho thương vụ được "trôi chảy".

Việc chuyển giao đất diễn ra tại Novoarkhangelsk. Cả binh sỹ và Nga đều xếp hàng ngay ngắn sát cột cờ  - nơi cờ Nga bắt đầu được hạ xuống sau nghi lễ chào cờ. Tuy nhiên, không hiểu do lỗi gì, lá cờ “nhất định” không chịu hạ xuống. Người thủy thủ leo lên cột cờ để mang lá cờ xuống vô tình đánh rơi lá cờ trúng lưỡi lê trên cây súng của binh sĩ Nga khiến không ít người sửng sốt vì sợ rằng đó là điềm xấu. Tuy nhiên, sau đó các hoạt động bàn giao diễn ra suôn sẻ.

Không lâu sau đó, các xe vàng mắt đầu nối đuôi nhau từ “cái thùng đá” này. Cơn sốt vàng Klondike bắt đầu ở Alaska, mang về cho người Mỹ hàng trăm triệu USD.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo