Làm việc cho website Netzpolitik.org, 2 nhà báo trên viết nhiều bài về kế hoạch mở rộng chương trình theo dõi trên mạng của chính phủ, trong đó tiết lộ bản báo cáo của Ủy ban Lập pháp về việc thành lập một đơn vị mới để giám sát các mạng xã hội. Kết quả, họ bị Văn phòng Liên bang Bảo vệ Hiến pháp - được xem là cơ quan tình báo nội địa Đức - đệ đơn kiện.
Hôm 4-8, ông Range tuyên bố tự do báo chí có giá trị nhưng không phải là “vô hạn”. Ông cáo buộc chính phủ can thiệp vào ngành tư pháp khi yêu cầu ông hủy cuộc điều tra nêu trên. Đáp lại, Bộ trưởng Maas tuyên bố ông không còn tin ông Range nữa, đồng thời gạt bỏ các phát biểu của ông này vì cho là “không thể hiểu nổi”. Thực ra, ông Range dự kiến nghỉ hưu vào năm tới và trưởng công tố TP Munich Peter Frank là người thay.
Đây là vụ “đụng độ” hiếm hoi giữa ngành tư pháp Đức và chính phủ, một phần vì tự do ngôn luận và bảo vệ dữ liệu là những vấn đề nóng ở đất nước đã trải qua chế độ độc tài trong thế kỷ XX này.
Cuộc điều tra 2 nhà báo làm dấy lên sự phẫn nộ khắp cả nước và các báo giật tít với đại ý tự do báo chí đang lâm nguy. Ngày 1-8, khoảng 2.000 người đã xuống đường ủng hộ 2 nhà báo.
Dư luận cũng chỉ trích ông Range hành xử theo tiêu chuẩn kép bởi vào đầu năm nay, phía công tố Đức hủy bỏ cuộc điều tra nghi vấn Thủ tướng Angela Merkel bị Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ nghe lén điện thoại với lý do thiếu chứng cứ. Rốt cuộc, cuộc điều tra về 2 nhà báo của website Netzpolitik.org đã bị ngưng lại.
Bình luận (0)