xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Túi Silicone PIP nguy hiểm cỡ nào? : Các nạn nhân nói gì?

NGUYỄN CAO

Cái chết của bà Edwige Ligonèche, 53 tuổi, một người đặt túi PIP, vì u bạch huyết hồi tháng rồi đã thổi bùng trở lại cuộc tranh cãi về tính độc hại của túi PIP

Bà Edwige Ligonèche sống và làm việc trong ngành thời trang cao cấp ở Cannes (Pháp). Do áp lực của nghề nghiệp (xuất hiện nhiều trước đám đông, cần có vóc dáng đẹp), năm 2005, bà cải thiện vòng 1 bằng túi silicone PIP. Sau 2 năm đầu yên ổn, sức khỏe bà bắt đầu suy sụp. Túi silicone bị rò rỉ. Tháng 5-2011, các bác sĩ chẩn đoán bà mắc bệnh u bạch huyết, một dạng ung thư hiếm gặp.

Mất ăn, mất ngủ

Khi bà qua đời ngày 21-11, gia đình bà Edwige tin rằng bệnh u bạch huyết phát sinh do túi PIP bị rò rỉ. Bà Katia Colombo, chị ruột bà Edwige, bức xúc: “Em tôi không uống rượu cũng không hút thuốc, ăn uống hết sức cẩn thận cho nên không nghi ngờ gì nữa thủ phạm chính là cái túi silicone PIP”.

Bà Katia đã gửi đơn đến tòa án Marseille kiện lãnh đạo hãng PIP về tội ngộ sát. Đồng thời, bà cũng kiện Afssaps (Cơ quan Kiểm soát Sản phẩm y tế Pháp), một phòng thí nghiệm và cơ quan cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm PIP về tội tắc trách.

Bà Katia tuyên bố với báo giới: “Tôi hy vọng rằng hành động của tôi đưa ra ánh sáng một vụ xì-căng-đan nghiêm trọng không kém vụ truyền máu nhiễm HIV/AIDS từng gây chấn động dư luận Pháp”.

img

Các nạn nhân gặp quan chức tòa án Marseille nộp đơn khiếu nại. Ảnh: F.P

Nhận định của bà Katia không trùng hợp với Viện Ung bướu Quốc gia và Bộ Y tế Pháp. Các chuyên gia về ung thư tuyên bố rằng chưa tìm ra mối liên hệ giữa túi silicone PIP và ung thư các dạng, kể cả trường hợp của bà Edwige. Tuy vậy, hàng chục ngàn phụ nữ Pháp và hàng trăm ngàn phụ nữ đặt túi PIP trên thế giới vẫn mất ăn, mất ngủ.

Chất lượng túi silicone PIP “giá rẻ” đã được Afssaps kiểm chứng như sau: 10% túi bị vỡ hoặc rò rỉ chất silicone trong năm đầu tiên so với túi silicone hợp chuẩn y tế phải đạt tuổi thọ 10 năm. Đây chính là vấn đề mà các nạn nhân túi PIP gặp phải.

5 lần phẫu thuật vì PIP

Bà Joelle Manighetti, 55 tuổi, kể lại tai nạn rò rỉ silicone túi PIP trên tạp chí Terrefemina: “Tôi bị phẫu thuật đến 5 lần vì chất silicone độc hại trong sản phẩm của hãng PIP. Sau khi phát hiện bệnh ung thư vú sớm, người ta cắt bỏ một bên và tái tạo với túi silicone PIP hồi tháng 11-2009. Chẳng bao lâu, nó bị sưng tấy do viêm nhiễm. Túi không vỡ nhưng silicone rò rỉ qua các lỗ li ti của cái bao. Chỉ trong 6 tháng, thể tích silicone trong túi giảm 10%.

Thế là phải tháo nó ra, đặt túi khác mang nhãn hiệu khác hồi tháng 5-2010. Lại bị viêm nhiễm do còn sót silicone công nghiệp của túi PIP. Đành phải tháo túi ra, dọn dẹp tàn dư silicone bẩn lẫn lộn trong các mô và đặt túi mới. Một tuần sau, vết mổ chẳng chịu lành, lại tháo túi mới. Tôi chịu trận như thế 3 tháng, vết mổ mới lành. Tháng 1-2011, các phẫu thuật viên đề nghị tái tạo vú bằng túi khác nhưng tôi từ chối thẳng thừng vì quá sợ rồi. Tôi chọn giải pháp độn vú bằng mỡ của chính mình hồi tháng 10 vừa qua. Đến tháng 3-2012 sẽ làm một lần nữa. Dĩ nhiên, tôi nằm trong số hơn 2.000 người nộp đơn kiện lên tòa án Marseille”.

img

Bà Edwige Ligonèche. Ảnh: AFP

Bà Joelle Manighetti, nhân viên một dưỡng đường tư nhân, hiện nay là thành viên tích cực của Phong trào Bảo vệ phụ nữ mang túi độn ngực PIP (MDF-PIP) ở Pháp thành lập hồi tháng 5. Bà cho biết những người mang túi độn rất hoang mang, nhiều người suy sụp tinh thần, không biết xoay xở ra sao vì không có tiền đặt túi mới.

Chính phủ khuyến khích 30.000 người sử dụng túi PIP tháo bỏ túi, phí tổn sẽ được bảo hiểm y tế bồi hoàn 100%. Nhưng bệnh nhân phải trả tiền công phẫu thuật viên đặt túi mới (từ 2.600 euro đến 6.000 euro) và tiền mua túi mới (từ 250 euro đến 300 euro tùy nhãn hiệu) nếu không phải là trường hợp bị ung thư vú.

Để giúp đỡ chị em phụ nữ nói trên và cung cấp thông tin thiết thực, tháng 2-2011, bà Joelle mở trang blog riêng. Lễ Giáng sinh vừa qua, bà không đi mua sắm gì, kể cả cây thông Noel truyền thống mà nhà nào cũng phải có; bà dành trọn thời gian viết blog, trả lời bạn đọc và dự những cuộc họp liên quan đến túi PIP.

Đặc biệt, bà chỉ trích giới truyền thông Pháp chỉ chú trọng đến các chi tiết giật gân như “đã có 8 ca ung thư” và “cái chết thảm thương của bà Edwige Ligonèche” mà nói quá ít về mối liên hệ giữa túi PIP và ung thư chưa được xác định một cách rõ ràng. “Họ làm mọi người phát điên lên”.

Phản ứng của các nước

- Anh. Theo tờ Daily Mail, có đến 50.000 phụ nữ sử dụng túi PIP để cải thiện vòng 1 hoặc tái tạo vú sau ung thư. Khác Pháp, chính quyền Anh yêu cầu họ đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, đã có 250 người phát đơn kiện 6 dưỡng đường vì túi PIP bị vỡ làm họ hoang mang.

- Tây Ban Nha. Kể từ tháng 3-2011, Bộ Y tế đã cấm các phẫu thuật viên dùng túi PIP và khuyến cáo những người độn túi PIP kiểm tra định kỳ. Hội bảo vệ phụ nữ mang túi PIP (APP-PIP) yêu cầu chính quyền bồi hoàn tiền tháo túi.

- Đức. Kể từ tháng 4-2011, cơ quan y tế cảnh báo phụ nữ và phẫu thuật viên tránh xa sản phẩm PIP. Chính quyền chưa có động thái nào sau khi chính quyền Pháp khuyến cáo 30.000 phụ nữ tháo túi PIP như một biện pháp “phòng ngừa nhưng không mang tính cấp bách”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo