Đề nghị nói trên được đưa ra một phần vì xuất phát từ nhu cầu nâng cao năng lực huấn luyện, một phần để cụ thể hóa các tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc đối với quần đảo này. Theo Thiếu tướng La, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã chiếm đóng Okinawa và thiết lập địa điểm bắn đạn thật ở Điếu Ngư/Senkaku. Hiện nay, do quần đảo là lãnh thổ của Trung Quốc nên Bắc Kinh cũng cần tính đến chuyện lập địa điểm bắn đạn thật tại đây. Ngoài ra, để bảo vệ các ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá ở vùng biển quanh quần đảo này, Trung Quốc nên đưa dân quân lên các thuyền đánh cá, núp dưới danh nghĩa “nhân viên bảo vệ ngư nghiệp”.
Thiếu tướng La Viện (Ảnh: BÁO PHỤNG HOÀNG)
Trước đó, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân, phát biểu tại một cuộc họp báo Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản đã gửi công hàm phản đối đến Nhật Bản hôm 8-7 về kế hoạch quốc hữu hóa các đảo thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Công hàm nêu rõ lập trường kiên định của Bắc Kinh về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo này.
Trong khi đó, báo Yomiuri Shimbun ngày 10-7 đưa tin chính phủ Nhật hy vọng không xảy ra tình trạng bút chiến về kế hoạch mua quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. “Các quần đảo này là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Nhật Bản. Chính phủ phải tránh gây ra sự hiểu lầm với người dân trong nước và ở nước ngoài rằng có tình trạng tranh chấp lãnh thổ ở đây. Nếu không làm điều này, lợi ích quốc gia có thể bị tổn hại”, bài báo viết.
Bình luận (0)