Các chuyên gia nông nghiệp đang thống kê thiệt hại trong khi cháy rừng tiếp tục hoành hành trên hòn đảo dù 210.000 hectare đất trong chu vi 500 km đã bị phá hủy hoàn toàn. Trang Daily Mail đưa tin đến ngày 12-1, Bộ Kỹ nghệ Sơ cấp và Khu vực Nam Úc đã nhận được thông tin về con số tổn thất gồm hơn 32.000 con cừu, 517 gia súc, 65 con lạc đà cừu và 5 con ngựa.
Con số này có thể tiếp tục gia tăng vì các bác sĩ thú ý vẫn đang theo dõi và đánh giá những con vật bị thương và hơn 200 tài sản khác bị hư hại vì lửa.
Ngoài gia súc, quần thể gấu koala trên đảo cũng bị tổn hại nặng nề. Ít nhất một nửa số koala không nhiễm bệnh của Úc trên đảo Kangaroo, được xem là "quần thể bảo hiểm" quan trọng cho tương lai của loài gấu này, bị cho là đã chết trong khi số còn lại bị bỏng nặng.
Một con gấu koala được giải cứu trên đảo Kangaroo. Ảnh: PA
Nghiêm trọng hơn, loài chuột túi nhỏ dunnart, vốn đã nằm trong danh sách 10 loài động vật có vú ưu tiên bị đe dọa của chính phủ Úc, có thể đối mặt với sự tuyệt chủng.
Trong khi đó, hơn 800 tổ ong và 115 tổ ong nhân tế bào đã bị phá hủy. Đảo Kangaroo là nơi sinh trưởng của loài ong Ligurian độc nhất, được bảo vệ nghiêm ngặt khỏi dịch bệnh và có những giới hạn về sản phẩm như mật ong, sáp ong, tổ ong và trang thiết bị.
Lực lượng Quốc phòng Úc đang phối hợp với cơ quan địa phương để giúp những người nông dân tiêu hủy, chôn cất gia súc cũng như các công việc khác yêu cầu trang thiết bị nặng. Một kho hàng vừa được mở cửa tại Cape Jervis để nhận quyên góp thức ăn gia súc và giao hàng.
Các chuyên gia nông nghiệp đang tính toán tình trạng thiệt hại trên đảo Kangaroo. Ảnh: Reuters
Cháy rừng đã giết chết 500 gia súc và 32.000 con cừu trên đảo Kangaroo. Ảnh: PA
Mặc dù lệnh hạn chế du lịch tới đảo Kangaroo đã được gỡ bỏ nhưng ông Ian Tanner thuộc Đội Cứu hỏa Quốc gia cho biết tốt nhất là tạm ngưng những chuyến tham quan không cần thiết. Ngày 12-1, chính quyền liên bang xác nhận kế hoạch giúp phục hồi đảo Kangaroo, trong đó bao gồm việc đưa 2 trực thăng vận tải hạng nặng đến đảo vào ngày 13-1 để cung cấp thức ăn gia súc cũng như các loại hàng tiếp tế khác đến những vùng khó tiếp cận.
Tỉ lệ tuyệt chủng của động vật có vú tại Úc vốn đã cao nhất thế giới nhưng ngày càng có nhiều lo ngại rằng vụ cháy rừng năm nay có thể gây ra tình trạng tuyệt chủng cục bộ. Ông John Woinarski, thành viên Trung tâm Phục hồi Những loài bị đe dọa, nói với đài ABC rằng nhiều loài hầu như không còn môi trường sống đáng kể và mô tả đám cháy là "cuộc tàn sát" đối với động vật hoang dã. Giáo sư Chris Dickman của trường ĐH Sydney cho biết ông ước tính của ông về thiệt hại của hơn 1 tỉ con vật vẫn còn "rất ít ỏi".
Đảo Kangaroo trước và sau trận cháy rừng. Ảnh: Instagram, EPA
Bình luận (0)