Hiện tượng tự nhiên thú vị nói trên xảy ra khi tảo phát quang sinh học phát ra ánh sáng hình thành cơ chế tự vệ. Ngoài ra, hiện tượng này thường xảy ra khi biển lặng.
Không độc hại nhưng loại tảo này có thể gây kích ứng da với một số người. “Cả vùng vịnh có màu xanh lợt. Tôi bị choáng ngợp. Cảnh tượng này thật tuyệt vời” - Brett Chatwin, một cư dân địa phương, cho hay.
Cảnh tượng thú vị tại khu vực Tasmania - Úc. Ảnh: BBC
Tảo phát quang không độc hại nhưng có thể gây kích ứng da với một số người. Ảnh: BBC
Có tên gọi chính thức là Noctiluca scintillans, loài tảo nói trên sử dụng cơ chế sinh học phát quang để bảo vệ, GS Gustaaf Hallegraeff, chuyên gia thực vật học thủy sinh, cho hay. “Cơ chế này cũng giống như chuông báo động vậy. Khi gặp nguy hiểm, chúng phát sáng để dọa kẻ thù” – GS Hallegraeff, đến từ trường ĐH Tasmania, xác nhận.
Tuy nhiên, vị giáo sư này cảnh báo hiện tượng tảo phát quang có thể phá vỡ chuỗi thức ăn, nói rằng: “Nếu phát triển mạnh mẽ, chúng sẽ giống như một cái máy hút bụi, chúng ăn hết mọi thứ”.
Bình luận (0)