Ủy ban Melbourne, nhóm vận động đứng sau chiến dịch thử nghiệm kéo dài 12 tháng mang tên Equal Crossing nói trên, mong muốn rằng một nửa số tín hiệu đèn giao thông ở Melbourne sẽ mang hình phụ nữ trong thời gian tới.
“Mặc dù có vẻ vô hại nhưng sự chênh lệch biểu tượng tín hiệu giao thông này góp phần vào sự thiên vị giới tính vô thức đang diễn ra trong một xã hội mà đàn ông được coi trọng hơn phụ nữ. Sự thiên vị vô thức ảnh hưởng đến quyết định và thái độ hằng ngày” – bà Martine Letts, giám đốc điều hành của Ủy ban Melbourne, khẳng định.
Cũng theo bà Letts, mục đích của chiến dịch nói trên còn là để cho thế giới thấy Melbourne là một thành phố đại diện cho sự bình đẳng giới. “Chúng ta đều biết Melbourne là một thành phố đáng sống nhất và chúng ta cũng muốn Melbourne được xem là thành phố bình đẳng giới nhất” – bà Letts nói thêm.
Tín hiệu giao thông hình phụ nữ được lắp đặt hôm 7-3 tại Melbourne. Ảnh: BBC
Động thái diễn ra một ngày trước Ngày Quốc tế Phụ nữ nói trên đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Giới phê bình cho rằng việc làm này thật sự không cần thiết. Một số khác thì lo ngại về chi phí thay đổi tín hiệu đèn.
Thị trưởng TP Melbourne Robert Doyle khẳng định kế hoạch thay đổi tín hiệu giao thông hình phụ nữ diện rộng sẽ “tốn kém” và nhiều khả năng sẽ khiến người dân giận dữ. Chi phí ước tính thay tín hiệu giao thông trung bình là 8,400 USD cho 6 đèn giao thông, theo Daily Mail. Trong khi đó, không ít người chế nhạo rằng Melbourne cần tín hiệu đèn giao thông lớn hơn để đại diện cho những người thừa cân.
Thị trưởng TP Melbourne Robert Doyle cho rằng kế hoạch thay đổi tín hiệu giao thông hình phụ nữ là không cần thiết. Ảnh: AAPImage
Bình luận (0)