Cả Kiev lẫn Washington đều tin rằng hệ thống chống tăng trên sẽ giúp Ukraine tạo dựng năng lực quốc phòng lâu dài.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã thông báo cuộc thử nghiệm đầu tiên trên trang Twitter như sau: "Cuối cùng, ngày này cũng đã đến. Tôi biết ơn (Mỹ) vì quyết định trang bị vũ khí cho Ukraine".
Binh sĩ Ukraine thử nghiệm hệ thống tên lửa chống tăng hôm 22-5. Ảnh: REUTERS
Tuy nhiên, Mỹ xác nhận tên lửa Javelin không hiệu quả khi sử dụng để giành lấy lãnh thổ. Trong khi đó, phía Nga cho rằng hành động cung cấp tên lửa Javelin của Mỹ sẽ gây bất ổn thêm nữa tình hình trong khu vực do khuyến khích sử dụng vũ lực.
Washington lâu nay vẫn là một trong những quốc gia kiên định ủng hộ Kiev kể từ khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 và nổ ra cuộc chiến ở khu vực Donbass, tước đi sinh mạng của hơn 10.000 người.
Các cuộc thử nghiệm vũ khí đều được thực hiện ở miền Bắc Ukraine, cách xa tiền tuyến miền Đông. Trong khi đó, các cuộc đụng độ ở khu vực miền Đông vẫn tiếp diễn bất chấp đã có thỏa thuận ngừng bắn và diễn ra các nỗ lực đàm phán ngoại giao.
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), theo dõi sự thực hiện thỏa thuận hòa bình Minsk ở Ukraine, hôm 22-5 đã lên tiếng cảnh báo chiến sự leo thang dọc theo phòng tuyến Đông Ukraine.
"Tôi kêu gọi các bên hãy ngừng giao tranh lại ngay lập tức và làm hết sức mình để bảo vệ thường dân" - đặc phái viên OSCE Martin Sajdik tuyên bố.
Bình luận (0)