Theo ông này, bắt đầu từ cuối những năm 1970, Mỹ và các đồng minh đã thực hiện cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ quân sự do sự khởi đầu của chuyển đổi kỹ thuật số. Sự ưu việt về công nghệ này mà phương Tây đã thành công trong việc thiết lập có những tác động lớn đối với trật tự quốc tế.
Các máy bay chiến đấu F-35C và máy bay tấn công F/A-18E/F Super Hornets của Mỹ. Ảnh: US NAVY
Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, các khả năng của phương Tây được kế thừa từ các chương trình phòng thủ thời cuối chiến tranh lạnh đã thúc đẩy sự phân phối quyền lực trên khắp nước Mỹ, duy trì các liên minh hiện có và cho phép can thiệp quân sự. Tuy nhiên, sự vượt trội này liên quan đến chất lượng của vũ khí đang bị sụp đổ - ông Haas khẳng định.
Để hiểu nguyên nhân của sự suy sụp này, cần xem xét các xu hướng cơ bản của thời đại chúng ta và các thông số đang thay đổi chi phối sự đổi mới công nghệ. Sự trỗi dậy của các nền kinh tế ngoài phương Tây nói chung và Trung Quốc nói riêng cho phép tái cân bằng lực lượng trong lĩnh vực quân sự.
Đồng thời, những đổi mới công nghệ thúc đẩy sự tiến bộ của vũ khí ngày càng xuất phát từ các quá trình nghiên cứu và phát triển dân sự. Lý do là nguồn tài trợ chủ yếu đến từ khu vực tư nhân, chính phủ có rất ít quyền kiểm soát đối với việc phổ biến các công nghệ vượt ra khỏi biên giới quốc gia.
Trong khi Trung Quốc, Nga và các chủ thể phi phương Tây khác đang triển khai tất cả các phương pháp tình báo có thể để có được những kiến thức mà họ quan tâm, thì các cách tiếp cận đơn giản hơn cũng dẫn đến kết quả tương tự: đầu tư nước ngoài, sáp nhập và mua lại công nghệ phổ biến, trao đổi sinh viên quốc tế...
Sự mất ưu thế này đã được thể hiện rõ ràng. Trường hợp của Đài Loan, vẫn là một chủ đề nóng cho Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), là một ví dụ điển hình.
Trong cuộc khủng hoảng gần nhất ở eo biển Đài Loan năm 1996, PLA hoàn toàn nhận thức được sự bất lực của mình trước sự can thiệp của Mỹ. Nhưng sau khi ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng 750% và các biện pháp nhắm bù đắp lợi thế của Mỹ, tình hình đã thay đổi.
Đến năm 2010, theo một nghiên cứu của một nhóm chuyên gia cố vấn của Mỹ, nước này cần triển khai nguồn lực quân sự gấp 10 lần so với năm 1996 để giúp Đài Loan.
Năm 2017, một nghiên cứu kết luận rằng trong nhiều kịch bản, Mỹ không còn đủ khả năng để chống lại cuộc xâm lược của Trung Quốc một cách kịp thời hoặc với chi phí chấp nhận được. Điều này phần lớn là do sự tiến bộ ấn tượng của Trung Quốc ở các tên lửa không đối không, tên lửa đất đối không và các loại đạn dẫn đường chính xác khác.
Trong khi đó, khả năng của các nền dân chủ phương Tây để đối trọng với xu hướng này là hạn chế.
Sau nhiều năm ngây thơ với mô hình kinh tế Trung Quốc, nhiều chính phủ phương Tây đã bắt đầu mở mắt: Kiến thức quan trọng làm nền tảng cho an ninh quốc gia và khả năng cạnh tranh kinh tế của họ đang thoát ra ở một tốc độ đáng báo động.
Trong nhiều trường hợp, không thể ngăn chặn việc chuyển giao kiến thức liên quan đến an ninh mà không gây tổn hại cho nền kinh tế dân sự.
Trong bối cảnh đó, Mỹ có thể đủ khả năng để duy trì vị trí đứng đầu về quân sự của mình trong các lĩnh vực quan trọng. Thế nhưng, so với ngân sách quốc phòng toàn cầu nói chung, đầu tư của Mỹ vào lĩnh vực quân sự hiện là không đủ.
Tình trạng này đang ngày càng thúc đẩy châu Âu tự nắm lấy quyền kiểm soát an ninh của chính họ - chuyên gia Haas kết luận.
Bình luận (0)