Tuy nhiên, lý do vì đâu ông Thorbjoern Jagland, cựu thủ tướng Na Uy thuộc Công Đảng, phải nhận quyết định này vẫn chưa rõ!
Ông Thorbjoern Jagland. Ảnh: AP
Các suy đoán đang hướng về Giải Nobel Hòa bình trao năm 2010 cho nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc Lưu Hiểu Ba.
Bắc Kinh đã rất giận dữ với quyết định này, thậm chí còn đóng băng quan hệ ngoại giao cấp cao với Na Uy, áp đặt lệnh hạn chế thị thực và cấm nhập khẩu cá hồi, vốn là mặt hàng quan trọng của quốc gia Scandinavi này.
Văn phòng trụ sở của Giải Nobel Hòa Bình từ chối đưa ra tuyên bố về vấn đề này. Họ khẳng định không có bình luận đối với quyết định của ủy ban.
Tuy nhiên, Chủ tịch mới của uyy ban – ông Kaci Kullmann Five, cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ Na Uy, bác bỏ mọi suy đoán liên hệ quyết định này với Trung Quốc. Bà cũng khẳng định hết mình ủng hộ giải thưởng đã trao cho ông Lưu Hiểu Ba.
Bước biến chuyển trong chính trường Na Uy có thể xem là một nhân tố tác động. Việc một cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ được bổ nhiệm vào ghế chủ tịch ủy ban Giải Nobel Hòa bình thay thế cựu thủ tướng Na Uy thuộc Công Đảng được cho là phản ánh sự thay đổi tại quốc hội Na Uy. Trong cuộc bầu cử năm 2013, đảng Bảo thủ cánh hữu đã thế chân Công đảng cánh tả.
“Ủy ban có thể giải thích rằng quyết định thay chủ tịch này là tự nhiên nhưng nó không bình thường trong bối cảnh việc này chưa từng có tiền lệ. Các vị chủ tịch trước đây không bị thay thế dù cho có được chính trị hẫu thuẫn hay không” - bà Asle Sveen, người đã viết một số cuốn sách về Giải Nobel Hòa bình, nhận định.
Bình luận (0)