xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vắc-xin Covid-19: Những cú cược đắt giá

XUÂN MAI

Chính quyền Thủ tướng Benjamin Netanyahu cam kết Israel sẽ không phải chịu thêm bất cứ lệnh phong tỏa nào nữa sau khi hơn 46% dân số nước này được tiêm ít nhất 1 liều vắc-xin Covid-19

Israel hôm 21-2 tái mở cửa nền kinh tế sau khi chính phủ thông báo kích hoạt cuộc sống bình thường. Theo hãng tin Reuters, tất cả cửa hàng được mở cửa trở lại nhưng một số địa điểm như phòng gym, khách sạn, rạp hát sẽ chỉ tiếp nhận người đã tiêm 2 mũi vắc-xin Covid-19 từ hơn một tuần trước hoặc những người đã khỏi bệnh và có kháng thể. Đây được xem là những người có "thẻ xanh" và thông tin này sẽ hiển thị trên một ứng dụng theo dõi của Bộ Y tế Israel. Dù vậy, quy định bắt buộc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội vẫn còn hiệu lực.

Theo Bộ Y tế Israel, hơn 46% trong tổng số 9 triệu dân đã được tiêm ít nhất một liều vắc-xin của 2 hãng dược Pfizer (Mỹ) - BioNTech (Đức), giúp Israel đứng đầu thế giới về tỉ lệ tiêm vắc-xin Covid-19 bình quân đầu người kể từ khi chiến dịch tiêm chủng bắt đầu vào ngày 20-12 năm ngoái. Hơn 28% người dân đã được tiêm liều vắc-xin thứ hai và hơn 80% người trên 60 tuổi đã được chủng ngừa.

Bộ này cho biết nguy cơ mắc Covid-19 giảm 95,8% ở những người đã tiêm cả 2 liều trong khi nguy cơ nhập viện và tử vong giảm 98,9%. Kết quả này dựa trên dữ liệu được thu thập trên toàn quốc tính đến ngày 13-2 ở những người Israel đã tiêm liều thứ hai trong ít nhất 2 tuần trước đó.

Vắc-xin Covid-19: Những cú cược đắt giá - Ảnh 1.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu (thứ hai từ trái sang) gặp người dân thứ 4 triệu được tiêm vắc-xin tại cơ sở tiêm chủng ở TP Jerusalem hôm 16-2 Ảnh: REUTERS

Israel hiện ghi nhận hơn 740.000 ca mắc và 5.500 trường hợp tử vong do dịch Covid-19. Chính quyền Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã 3 lần áp lệnh phong tỏa và cam kết sẽ không có lần thứ 4 bởi theo phân tích sơ bộ của Viện Weizmann (Israel), chiến dịch tiêm chủng của Israel đã kéo giảm đáng kể số ca mắc, nhất là ở những người trên 60 tuổi.

Trong khi tiến độ tiêm chủng ở nhiều nước Liên minh châu Âu (EU) còn chậm do thiếu vắc-xin thì Israel lại có trữ lượng vắc-xin nhiều hơn nhu cầu sử dụng trong nước. Israel hiện có nhiều vắc-xin của BioNTech-Pfizer đến nỗi vắc-xin của hãng Moderna (Mỹ) vẫn nằm kho dù đã được cấp phép tại nước này từ hôm 5-1.

Theo đài Deutsche Welle (Đức), để bảo đảm đủ vắc-xin cho 9 triệu dân, Israel có những điều khoản đặc biệt khi đàm phán với các hãng dược. Israel chấp nhận trả nhiều tiền hơn EU cho mỗi liều vắc-xin BioNTech-Pfizer - khoảng 28 USD/liều so với 14,5 USD/liều của EU.

Quan trọng hơn hết, chính phủ Israel cung cấp dữ liệu hằng tuần của chiến dịch tiêm chủng cho các nhà sản xuất vắc-xin. Nhờ hệ thống chăm sóc sức khỏe số hóa tại Israel, các công ty dược đã nhận được thông tin nhanh chóng và đáng tin cậy. Đổi lại, các nhà sản xuất vắc-xin cam kết cung cấp sản phẩm cho đến khi Israel đạt được mục tiêu tiêm cho 95% dân số.

Theo sau Israel về tỉ lệ tiêm chủng trên đầu người là Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Giống Israel, UAE có một hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân tập trung, ưu tiên việc bảo đảm và phân phối vắc-xin. Quốc gia này đã sớm triển khai chiến dịch tiêm chủng và phê duyệt cho sử dụng vắc-xin của hãng Sinopharm (Trung Quốc) trước cả Trung Quốc. Theo kênh ABC (Úc), UAE cũng thành lập một cơ sở sản xuất vắc-xin Sinopharm ở Abu Dhabi, trở thành quốc gia đầu tiên ở Trung Đông sản xuất vắc-xin Covid-19.

Trong khi bị chỉ trích vì chậm trễ áp đặt các biện pháp phòng dịch, Anh lại được đánh giá tốt về chiến dịch tiêm phòng vắc-xin với hơn 15 triệu liều đầu tiên đã được tiêm, tính đến hôm 13-2. Nhờ vào cú đánh cược từ sớm của Thủ tướng Boris Johnson, Anh không chỉ đạt thỏa thuận với Pfizer trước EU 3 tháng mà còn phê duyệt vắc-xin của Oxford AstraZeneca (Anh) và mạnh dạn nghiên cứu tiêm kết hợp các loại vắc-xin khác nhau.

Khẩn trương không kém trong cuộc đua tiêm phòng, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin hôm 20-2 cho biết nước này đã phê duyệt loại vắc-xin thứ 3, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có 3 loại vắc-xin ngừa dịch Covid-19. Loại vắc-xin mới Covi-Vac gồm 2 liều cần tiêm cách nhau 14 ngày, được vận chuyển và bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh thông thường từ 2-8 độ C. Khoảng 120.000 liều Covi-Vac đầu tiên sẽ được đưa vào chương trình tiêm phòng vào tháng 3 tới. 

Mỹ tăng tốc

Bất chấp việc chậm chân trong chống dịch Covid-19 cũng như khởi động chiến dịch tiêm chủng, số mũi tiêm vắc-xin Covid-19 tính theo đầu người ở Mỹ đang thuộc loại nhiều nhất thế giới.

Chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đã đầu tư mạnh tay vào công ty quê nhà Moderna, dù hãng dược này chỉ là tay chơi nhỏ trên thị trường vắc-xin. Kết quả, vắc-xin của Moderna được chứng minh an toàn và có hiệu quả lên đến 94%. Mỹ còn mua được một lượng lớn vắc-xin Pfizer-BioNTech.

Trong khi nhu cầu với cả 2 loại vắc-xin này ngày càng cao, Mỹ vừa đặt hàng thành công thêm 200 triệu liều nữa, theo đài ABC (Úc), tạo điều kiện để tân Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh cuộc chiến chống Covid-19 khi số người tử vong vì đại dịch ở nước này đã vượt cột mốc 500.000 người.

Hải Ngọc

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo