xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vai trò "bí ẩn" của Mỹ đối với nghiên cứu quân sự Trung Quốc

Phạm Nghĩa (Theo SCMP)

(NLĐO) – Hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc tăng cường nỗ lực thu hút các nhà khoa học tài năng đang làm việc tại các phòng thí nghiệm ở Mỹ.

Các phòng thí nghiệm này liên quan tới chương trình vũ khí hạt nhân và nghiên cứu quân sự của Washington. Bắc Kinh cũng lôi kéo những người đã và đang làm việc cho Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cùng các công ty như Lockheed Martin và Boeing.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), nhiều nhà khoa học trở về Trung Quốc sau khi có thời gian làm việc tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos ở bang New Mexico – Mỹ, nơi phát triển bom nguyên tử; phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở bang California, đóng vai trò quan trọng đối với chương trình vũ khí hạt nhân của Mỹ hoặc phòng thí nghiệm nghiên cứu không quân tại căn cứ không quân Wright-Patterson ở bang Ohio.

Riêng phòng thí nghiệm Los Alamos được trang bị một siêu máy tính cùng với máy gia tốc hạt sử dụng trong quá trình nghiên cứu vũ khí. Nơi này tuyển dụng nhiều nhà khoa học nước ngoài để bù đắp cho sự thiếu hụt tài năng trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Trang web của Los Alamos cho biết hơn 4% trong số gần 10.000 nhân viên làm việc tại phòng thí nghiệm này đến từ châu Á.

Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos ở bang New Mexico – Mỹ. Ảnh: AP
Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos ở bang New Mexico – Mỹ. Ảnh: AP

Dù chưa có con số chính xác, nhưng số lượng các nhà khoa học từ Los Alamos trở về làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu ở Trung Quốc nhiều đến nỗi họ được gọi là “CLB Los Alamos”.

Năm 1999, Washington cáo buộc nhà vật lý hạt nhân người Mỹ gốc Đài Loan Wen Ho Lee – làm việc tại Los Alamos – chuyển bản thiết kế đầu đạn hạt nhân tiên tiến nhất của Mỹ cho Trung Quốc. Đến năm 2006, ông Wen được xóa tội vì không đủ bằng chứng. Tuy nhiên, vụ việc gieo rắc nỗi lo trong cộng đồng nhà khoa học Trung Quốc làm việc tại phòng thí nghiệm Mỹ.

Bắc Kinh bắt đầu nỗ lực thu hút các nhà khoa học nước ngoài trở về phục vụ đất nước kể từ năm 1949. Người đầu tiên về nước là Qian Xuesen, trước làm cho Viện Công nghệ Massachusetts. Ông này hồi hương vào năm 1955, sau trở thành người đứng đầu chương trình nghiên cứu tên lửa quân sự và không gian của Trung Quốc.


Nhà vật lý hạt nhân Wen Ho Lee. Ảnh: AP

Nhà vật lý hạt nhân Wen Ho Lee. Ảnh: AP

Những năm gần đây, Bắc Kinh hứa hẹn trả lương cao, đánh thức lòng yêu nước, đồng thời vẽ ra triển vọng nghề nghiệp tươi sáng để lôi kéo các nhà khoa học có kinh nghiệm ở nước ngoài trở về phục vụ trong lĩnh vực nghiên cứu quốc phòng.

Một nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS) nói với tờ SCMP rằng một trong những nhà khoa học trở về từ Los Alamos là GS Chen Shiyi, hiện là giám đốc Phòng thí nghiệm Nhiễu loạn và Hệ thống phức hợp tại Trường ĐH Bắc Kinh. Đây là phòng thí nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển phương tiện bay siêu âm của Trung Quốc.

Phương tiện này được thử nghiệm hồi tháng 4 năm ngoái, đạt vận tốc lên tới 11.000 km/giờ, gấp khoảng 10 lần tốc độ âm thanh. Với tốc độ như vậy, nó có thể mang đầu đạn hạt nhân tới bất cứ nơi nào trên trái đất chỉ trong vòng hơn 1 giờ. Tốc độ của nó quá nhanh khiến không hệ thống phòng thủ tên lửa nào có thể phản ứng kịp.

Phòng thí nghiệm của ông Chen cũng là nơi xây dựng đường hầm gió đầu tiên ở Trung Quốc, nhằm mục đích thử nghiệm các loại vũ khí mới. Ông Chen là một chuyên gia về nhiễu loạn, một trong những vấn đề khó nhất của vật lý. Nhà nghiên cứu của CAS cho biết ông Chen là người góp công lớn trong việc thuyết phục chính phủ Trung Quốc xây dựng một đường hầm gió để phát triển phương tiện bay siêu âm.


GS Chen Shiyi. Ảnh: SCMP

GS Chen Shiyi. Ảnh: SCMP

Ngoài ông Chen, TS Zhao Yusheng, từng là trưởng nhóm nghiên cứu của Trung tâm Khoa học Neutron ở Los Alamos cũng về đầu quân cho Trường ĐH Khoa học và Công nghệ phía Nam (SUSTech) Trung Quốc. Một người khác là TS Wang Xianglin, rời Los Alamos hồi tháng 9 năm ngoái và trở thành chủ nhiệm Khoa Hóa học tại SUSTech.

Trong khi đó, TS Shan Xiaowen - người đứng đầu Khoa cơ khí và kỹ thuật hàng không của SUSTech, từng học ở Los Alamos – là nhà khoa học cấp cao tham gia phát triển máy bay chở khách đầu tiên của Trung Quốc, C919.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo