xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vất vả với đồ thất lạc

Xuân Mai

Sở Cảnh sát Tokyo (Nhật Bản) đã tiếp nhận khoảng 3,83 triệu món đồ thất lạc trong năm 2016, so với con số 1,37 triệu món hồi năm 1997

. Trong số này, dù là một trong những đồ vật phổ biến nhất tại trung tâm chứa đồ thất lạc của cảnh sát tại khu Bunkyo. Có hẳn một căn phòng rộng 660 m2 dùng để cất giữ chúng. Ông Shoji Okubo, giám đốc trung tâm, cho biết số lượng dù thất lạc sẽ tăng lên khi mùa mưa bắt đầu vào tháng 6. Theo ông Okubo, trung bình khoảng 3.000 cây dù được tìm thấy ở Tokyo trong một ngày mưa. Trong năm 2016, trung tâm đã tiếp nhận tổng cộng 381.135 cây dù bị bỏ quên.

Ngoài ra, giấy phép lái xe, thẻ tín dụng, thẻ đi tàu, quần áo và giày dép cũng bị bỏ quên nhiều. Đáng chú ý, có đến 3,7 tỉ yen (hơn 755 tỉ đồng) tiền mặt đánh rơi được nộp cho cảnh sát Tokyo hồi năm ngoái. Trung tâm trên thỉnh thoảng còn tiếp nhận cả thú cưng đi lạc - khoảng 1.000 con năm 2016, trong đó có chó, mèo, vẹt, ếch và thậm chí cá vàng.

Trung tâm nói trên là nơi có thể tìm thấy hầu hết món đồ bị thất lạc tại Tokyo sau khi chúng được cất giữ tạm thời tại các sở cảnh sát, quản lý nhà ga hay các cửa hàng bách hóa… trong vòng 1-2 tuần. Tính đến cuối tháng 4-2017, nơi này giữ khoảng 900.000 món đồ vô thừa nhận, từ ví, điện thoại iPhone đến kính mát và cả bình đựng tro cốt. Chỉ tính riêng năm ngoái, 10 hũ đựng tro cốt thất lạc đã được trả lại cho chủ nhân của chúng.

Vất vả với đồ thất lạc - Ảnh 1.

Ông Shoji Okubo bên cạnh hàng ngàn cây dù vô thừa nhận Ảnh: Japan Times

Theo báo Japan Times (Nhật Bản), trong nỗ lực xử lý số lượng tài sản thất lạc ngày càng nhiều, 6 tầng của trung tâm này đang được tân trang để mở rộng không gian lưu trữ đồ. "Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, khu lưu trữ đồ của chúng tôi sẽ không còn chỗ" - ông Okuba lo ngại. Ngoài ra, các nhân viên trung tâm đang đẩy nhanh việc xác định chủ của những món đồ thất lạc, dựa vào những thông tin có thể thu thập được từ chúng. 

Họ thực hiện bình quân 250 cuộc gọi/ngày, bên cạnh việc gửi thông báo qua đường bưu điện. Trong năm 2016, trung bình một ngày có 286 người đến trung tâm để nhận lại đồ đạc bị mất. Tuy nhiên, không nhiều người quan tâm đến việc nhận lại các vật dụng thông thường hoặc rẻ tiền như dù, nón…

Ông Shigeru Haga, giáo sư tâm lý học tại Trường ĐH Rikkyo (Nhật Bản), giải thích rằng con người dễ quên vật dụng cá nhân trong thời hiện đại. Sự phổ biến của điện thoại thông minh có thể là một phần lý do dẫn đến tình trạng gia tăng số lượng đồ vật thất lạc trong những năm qua bởi nó khiến con người bị sao nhãng. 

Ngoài ra, theo ông Haga, nhiều người chọn cách đơn giản là mua một món hàng mới thay vì tốn thời gian cho việc làm thủ tục nhận lại tài sản thất lạc.


Đem đấu giá

Trong trường hợp đồ thất lạc không có người đến nhận, chúng sẽ được bán cho các đại lý thu mua đồ cũ. Ông Saneyoshi Yogi, người đứng đầu Công ty PX chuyên thu mua đồ cũ ở TP Saitama, thường tham gia các cuộc đấu giá để mua hàng ngàn món đồ không có người nhận và sau đó bán lại chúng tại chợ đồ cũ. Theo ông, những cuộc đấu giá này diễn ra vài lần một năm, nơi hàng hóa được đựng bên trong những thùng các tông lớn và không ai biết trước có gì bên trong.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo