xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Venezuela, Brazil dậy sóng

Hoàng Phương

Chính phủ Venezuela cáo buộc các nhóm phát xít trong nước và phương Tây đang kích động bạo lực

Chính phủ và phe đối lập ở Venezuela hôm 12-2 quy trách nhiệm cho nhau sau làn sóng bạo lực nghiêm trọng nhất kể từ khi ông Nicolas Maduro lên làm tổng thống hồi năm ngoái. Dù vậy, không có dấu hiệu nào cho thấy các cuộc biểu tình phản đối hiện nay có thể lật đổ được chính phủ của ông Maduro.

Theo nhà chức trách, một loạt cuộc tuần hành - vừa ủng hộ vừa phản đối chính phủ - của thanh niên và sinh viên đã diễn ra tại thủ đô và các thành phố lớn ở Venezuela nhân Ngày Thanh niên (12-2) trong vài ngày qua.

Một cuộc biểu tình phản đối với sự tham gia của các thủ lĩnh đối lập ở Caracas đã biến thành bạo lực. Người biểu tình tấn công một số cơ quan chính phủ bằng gạch đá, chai lọ và bom xăng, đốt 4 xe cảnh sát và một số xe hơi.

Theo Reuters, ít nhất 3 người bị bắn chết. Một quan chức chính phủ cho biết 23 người bị thương và 25 người quá khích bị bắt. Ông Maduro nói có 1 người đang trong tình trạng nguy kịch, đồng thời cảnh báo người dân về âm mưu kích động bạo lực của “các nhóm phát xít”.

Ông phát biểu trên truyền hình: “Bọn họ muốn lật đổ chính phủ bằng bạo lực… Chúng ta sẽ không cho phép những vụ tấn công như thế tái diễn”. Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Venezuela Diosdado Cabello cáo buộc phương Tây đang tìm cách can thiệp.

 

Người biểu tình chống chính phủ bị bắn hơi cay tại Caracas - Venezuela hôm 12-2Ảnh: Reuters

Người biểu tình chống chính phủ bị bắn hơi cay tại Caracas - Venezuela hôm 12-2

Ảnh: Reuters

 

Trong khi đó, ông Leopoldo Lopez, một thủ lĩnh đối lập, cáo buộc chính phủ đứng sau các vụ đổ máu để làm mất uy tín hoạt động “biểu tình ôn hòa” của mình. “Đây không phải là lần đầu tiên chính phủ này chơi lá bài bạo lực” - ông nói với Reuters, đồng thời bác bỏ việc liên quan đến các vụ nổ súng. Ông cũng khẳng định các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn.

Diễn biến nói trên bộc lộ sự chia rẽ sâu sắc trong chính trường lẫn tình trạng bất ổn tại quốc gia Nam Mỹ này gần 1 năm sau khi cố Tổng thống Hugo Chavez qua đời. Trong 2 tuần trở lại đây, các nhóm chống đối cứng rắn liên tục tổ chức biểu tình nhỏ lẻ khắp cả nước để đòi ông Maduro từ chức. Họ phàn nàn về điều mà họ gọi là bùng phát tội phạm, nạn tham nhũng và chi phí sinh hoạt tăng cao.

Dù vậy, ngay trong nội bộ phe đối lập cũng có bất đồng. Phe ủng hộ đường lối ôn hòa cho rằng việc bạo lực xuất hiện trong các cuộc tuần hành chỉ có lợi cho chính phủ bởi khi đó, người biểu tình sẽ bị cáo buộc là “kẻ phá hoại”.

Bạo lực cũng xuất hiện tại nước láng giềng Brazil khi khoảng 16.000 nông dân không có đất đai đụng độ dữ dội với cảnh sát trong cuộc biểu tình ngày 12-2. Kết quả là 30 cảnh sát và 12 người biểu tình bị thương. Cải cách ruộng đất vẫn là vấn đề nóng ở Brazil, nơi phần lớn đất trồng trọt rơi vào tay một số ít người. Các nhà hoạt động đang chỉ trích chính phủ của Tổng thống Dilma Rousseff chậm giao đất cho nông dân. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo