Bị công ty ép buộc
Trong hành trình du ngoạn biển, mỗi lần chạy ngang một hòn đảo, các du thuyền lớn của Costa Corsiere, công ty khai thác tàu Costa Concordia, có một thông tục gọi là “inchino” (kính chào) người dân trên đảo với mục đích quảng bá thương hiệu. Thật vậy, ban đêm, con tàu khổng lồ dài 290 m, cao 31 m lung linh với hàng ngàn ngọn đèn sáng rực gây ấn tượng rất mạnh.
Vài ngày sau thảm họa làm 17 người chết đã tìm được thi thể và 16 người khác mất tích không còn hy vọng sống sót, nhật báo Ý La Repubblica đăng trích đoạn cuộc điện đàm giữa thuyền trưởng Schettino và một người bạn thân tên Fabrizio trong ngày 14-1, tức một ngày sau khi xảy ra sự cố. Cuộc điện đàm bằng ngôn ngữ Naples bị cảnh sát Ý nghe lén và ghi âm lại là một phần của hồ sơ vụ án Costa Concordia.
Không thể tưởng tượng rằng con tàu vào gần đảo như thế này. Ảnh: Reuters
Cấp trên mà thuyền trưởng đề cập nói trên là Roberto Ferrarini, Giám đốc phụ trách khâu khai thác đoàn tàu Costa của Công ty Costa Corsiere. Cơ quan Điều tra Ý cho biết trong quá trình thực hiện “inchino”, ông Schettino đã trao đổi qua điện thoại 3 lần với ông Ferrarini.
Tại cơ quan điều tra, vị thuyền trưởng khai: “Họ nói chúng ta làm nghề du lịch trên biển. Cần phải cho người dân trên đảo thấy rõ chúng ta. Chúng ta phải làm quảng cáo và chào dân đảo”.
Theo ông Schettino, chiếc “hộp đen” ghi nhận dữ liệu cuộc hành trình trên tàu không hoạt động từ 2 tuần trước. Ông đã yêu cầu công ty sửa chữa nhiều lần nhưng không được đáp ứng. Ông khẳng định rằng đã báo cáo kịp thời mọi diễn biến tình hình cho cấp trên.
Lỗi của thuyền trưởng
Theo hãng tin Reuters, ông Pier Luigi Foschi, Tổng Giám đốc Công ty Costa Corsiere, đã bác bỏ cáo buộc công ty gây sức ép. Giải trình trước một ủy ban Hạ viện Ý, ông Foschi bảo vệ thông tục “inchino”. Theo ông, đây là một phần của chương trình tour du ngoạn trên biển mà hành khách yêu cầu phải có chứ không chỉ nhằm đánh bóng thương hiệu. Du khách thích thưởng ngoạn cảnh đẹp các cảng và đảo mà họ đi qua.
Ông Foschi cho rằng tàu của công ty buộc phải chiều theo sở thích của “thượng đế” vì “chúng tôi phải cạnh tranh toàn cầu”. Tuy nhiên, ông Foschi nhấn mạnh rằng khi thực hiện thủ tục “inchino”, thuyền trưởng phải tuân thủ nghiêm túc các quy định về an toàn như phải thông báo với cảng vụ, với công ty và trong trường hợp tàu lớn như chiếc Costa Concordia không được chạy quá tốc độ 16 hải lý và đến quá gần đảo. Đặc biệt, khu vực đảo Giglio “mà ai cũng biết là không nên sáp lại gần”.
Cảnh sơ tán hành khách hết sức lộn xộn đêm 13-1. Ảnh: AP
Theo ông Foschi, công ty không đồng ý cho phép thuyền trưởng thay đổi lộ trình nhưng ông Schettino tự ý cho tàu chạy quá nhanh và quá gần đảo khiến tàu đụng phải đá ngầm. Ông Foschi cũng cáo buộc thuyền trưởng không phát tín hiệu S.O.S và cũng không ra lệnh sơ tán kịp thời.
Trái đạo đức
Tệ nhất là thuyền trưởng đã hành động không đúng với truyền thống những người đi biển. Quy tắc của ngành hàng hải là khi tàu chìm hoặc thuyền trưởng cũng chìm theo tàu hoặc là người cuối cùng rời khỏi tàu.
Bình luận (0)