xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vũ khí hạt nhân đang tăng

NGÔ SINH

Chương trình giải trừ vũ khí hạt nhân khó có thể trở thành hiện thực trong một tương lai gần

Vào thời điểm hiện nay, 8 quốc gia trên thế giới - Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Israel - có 20.500 đơn vị vũ khí hạt nhân.
Trong số đó, 5.000 vũ khí hạt nhân được triển khai khắp thế giới và sẵn sàng sử dụng, 2.000 vũ khí hạt nhân được đặt trong tình trạng báo động cao. Đó là thông tin trong báo cáo hôm 7-6 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) tại Thụy Điển.

Tiếp tục đầu tư vũ khí mới

SIPRI nhận định rằng triển vọng giải trừ vũ khí đầy ý nghĩa trong một tương lai gần là không cao trong bối cảnh  tất cả 8 quốc gia nêu trên không ngừng cải thiện hoặc duy trì các chương trình hạt nhân của mình. Các cường quốc hạt nhân vẫn tiếp tục đầu tư vào các hệ thống vũ khí mới.

SIPRI nhấn mạnh: “Năm quốc gia có vũ khí hạt nhân được công nhận hợp pháp theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968 đang triển khai hệ thống vũ khí hạt nhân mới hoặc thông báo ý định sẽ làm như vậy”. đó là Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ.
Như vậy, theo ông Daniel Nord, Giám đốc SIPRI, việc giải trừ vũ khí hạt nhân khó có thể trở thành hiện thực trong một tương lai gần.

img

Tên lửa đạn đạo AGNI II của Ấn Độ có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Ảnh: HOW STUFF WORKS

Theo báo cáo trên, vào tháng 1-2011, Nga có 11.000 đầu đạn hạt nhân, bao gồm cả 2.427 đầu đạn đã được triển khai. Mỹ có 8.500 đầu đạn hạt nhân, kể cả 2.150 đầu đạn đã triển khai.
Trước đó, tháng 4-2010, Nga và Mỹ đã ký kết Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) mới, xem xét việc giảm bớt các vũ khí hạt nhân chiến lược.
Theo đó, mỗi quốc gia chỉ triển khai tối đa 1.550 đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, theo hãng tin Itar-Tass (Nga), cả hai nước này đã triển khai các vũ khí tấn công mới hoặc tuyên bố chuẩn bị tiến hành các chương trình tương tự.

Chạy đua

Theo hãng tin AFP, ông Daniel Nord nhận định rằng Nam Á – nơi mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan dường như thường xuyên căng thẳng – là khu vực duy nhất trên thế giới xảy ra cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân.
Ấn Độ và Pakistan đang tiếp tục nghiên cứu các loại tên lửa mới có cánh mang đầu đạn hạt nhân có khả năng bắn đến các kho đạn hạt nhân.
Báo cáo của SIPRI quả quyết 2 nước này cũng mở rộng khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, ông Nord xác định Pakistan đã mất quyền kiểm soát một phần kho vũ khí hạt nhân của nước này vào tay một tổ chức khủng bố.

Trong khi đó, Israel chưa bao giờ khẳng định mình sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng nước này đã được công nhận là một nước như vậy trên thế giới. SIPRI nhấn mạnh Israel dường như muốn đánh giá chương trình vũ khí hạt nhân của Iran phát triển như thế nào.

Ông Nord cũng tỏ ra lo lắng về hậu quả có thể xảy đến nếu như Mỹ và Israel quyết định phải can thiệp và làm một điều gì đó đối với chương trình hạt nhân ở Iran.
Về phần mình, Tehran vẫn liên tục khăng khăng rằng chương trình hạt nhân của nước này không nhằm mục đích quân sự. Thế nhưng, một số cường quốc yêu cầu thanh sát chặt chẽ hơn các cơ sở hạt nhân ở Iran để kiểm chứng tuyên bố này.

Bên cạnh đó, bản báo cáo còn nêu CHDCND Triều Tiên được cho là đã sản xuất đủ plutonium để chế tạo một số ít đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, không có thông tin xác nhận liệu nước này có vũ khí hạt nhân sẵn sàng sử dụng hay không.

Giảm hoạt động gìn giữ hòa bình

Bản báo cáo cũng ghi nhận sự giảm bớt số lượng hoạt động gìn giữ hòa bình trên trường quốc tế. Năm 2010, số lượng hoạt động này trên thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2002.
Các tác giả bản báo cáo nhận định rằng quân số các lực lượng quốc tế của NATO được triển khai để bảo đảm an ninh ở Afghanistan đã vượt qua tổng số binh sĩ tham gia các chiến dịch quân sự khác.
Bản báo cáo nêu: “Một số lượng lớn binh sĩ NATO ở Afghanistan đang phạm phải sai lầm. Nhiều đơn vị chủ yếu làm nhiệm vụ chống lại quân nổi dậy chứ không phải thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo