Theo công bố của Chanel 1, tên lửa bắn hạ máy bay MH17 từ một chiếc máy bay tiêm kích MiG-29 trên không chứ không phải một tên lửa đất đối không như những công bố ban đầu.
Cư dân mạng chỉ ra nhiều điểm bất hợp lý trong bằng chứng của truyền hình Nga
Đài này còn khẳng định đã có trong tay những bức ảnh vệ tinh từ một người có tên là George Bilt. Nguồn tin tự nhận là thuộc Viện Công nghệ Massachusetts đã có hơn 2 thập kỉ kinh nghiệm trong ngành công nghiệp hàng không. Ông đã gửi những bức ảnh bằng chứng nói trên tới ông Ivan Andriyevsky – Phó chủ tịch Hiệp hội Kỹ sư Nga.
Ông Andriyevskiy nói với Channel 1: “Chúng tôi có thể khẳng định hình ảnh này do vệ tinh Mỹ hoặc Anh chụp được. Chúng tôi đã nghiên cứu chi tiết những bức ảnh và không phát hiện dấu hiệu giả mạo”.
Phát thanh viên của đài, ông Mikhail Leontyev cũng nhấn mạnh: “Để làm giả một thứ như thế này, cần có những chuyên gia tinh vi hơn cả chính những người có khả năng tiếp cận được những thông tin như vậy”.
Ông Leontyev còn có những bình luận khá thách thức khi nói rằng hình ảnh này sẽ khiến Thủ tướng Úc Abbott không dễ lên tiếng khi được biết ông đang có ý định chất vấn Tổng thống Nga Vladimir Putin về chuyến bay gặp nạn MH17 tại hội nghị G20 đang diễn ra.
Tuy nhiên, sau khi mổ xẻ những bằng chứng nói trên, một số cư dân mạng đã chỉ ra rằng logo "Malaysia" trên chiếc máy bay trong hình ảnh vệ tinh … đã đặt sai vị trí.
Maksim Kats, một blogger người Nga nói rằng chiếc máy bay trong ảnh giống như kết quả tìm kiếm trên Google khi bất cứ ai đó gõ cụm từ tìm kiếm bằng tiếng Nga “tầm nhìn Boeing từ trên cao”. Thêm vào đó, dường như chiếc máy bay trong ảnh là một chiếc Boeing 767 chứ không phải 777 – loại bị bắn hạ trên bầu trời Ukraine hồi tháng 7.
Dường như chiếc máy bay trong ảnh là một chiếc Boeing 767 chứ không phải 777 – loại bị bắn hạ trên bầu trời Ukraine hồi tháng 7.
Nhiều người khác cũng đặt câu hỏi với việc chiếc máy bay mới công bố này khác xa loại Su-25 vốn được truyền thông Nga khẳng định đã bắn hạ MH17 nhiều lần trước đó.
Cũng có những ý kiến cho rằng hình dạng những đám mây trong hình vệ tinh chứng tỏ đó thực ra là những hình ảnh Google Earth được chụp ngày 28-8-2012!
Thêm vào đó, nhiều cư dân mạng khẳng định những hình ảnh do Channel 1 công bố không hề mới mà đã được đăng tải trên một trang diễn đàn của Nga hôm 15-10.
Bình luận (0)