Người sống sót sau cơn bão đang ngày càng hoảng loạn và giận dữ trước sự cứu trợ chậm trễ của chính phủ. Nạn cướp bóc, hôi của lộng hành. Đã xuất hiện những trường hợp đâm chém ở Tacloban, thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất, mà không rõ lý do.
Trực thăng Mỹ dỡ hàng ở căn cứ không quân Tacloban hôm 14-11. Ảnh: Reuters
Binh lính Mỹ tại căn cứ Tacloban. Ảnh: Reuters
Giúp người dân sơ tán. Ảnh: AP
Ảnh: Fox News
Tối 14-11, tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS George Washington cùng 7 tàu hộ tống đã đến phía đông tỉnh Samar, mang theo 5.000 binh lính và hơn 80 máy bay. Chủ lực của hoạt động cứu hộ là 21 chiếc trực thăng trên tàu sân bay, theo Thiếu tướng Hải quân Mark Montgomery. Ngoài ra, nhóm tàu còn mở rộng hoạt động tìm kiếm nạn nhân, chăm sóc y tế.
Binh lính Mỹ đã nhanh chóng vận chuyển thực phẩm và nước uống vào bờ biển Tacloban và thị trấn Guiuan, nơi bão Haiyan đổ bộ đầu tiên ở Philippines. Trực thăng bắt đầu phân phối hàng cứu trợ đến những khu vực chưa được cứu giúp những ngày qua.
Người dân Tacloban rồng rắn xếp hàng chờ nhận cứu trợ. Ảnh: Reuters
Tình hình có thể bớt u ám hơn trong những ngày tới. Ảnh: Reuters
Trước đó, 4 chiếc máy bay vận tải C-130 của Mỹ hoạt động cả ngày để chuyển hàng hóa và người đến Tacloban. Mỹ còn 4 chiếc Osprey – có khả năng hạ cánh như trực thăng – đóng tại Tacloban để nhận hàng hóa rồi chuyển đến các vùng hẻo lánh. Mới đây, 8 chiếc Osprey khác đã rời căn cứ ở Nhât để đến Philippines. Bà Corazon "Dinky" Soliman, thư ký Ban Phúc lợi xã hội và phát triển của Philippines, nhận xét các máy bay Mỹ là sự giúp sức lớn lao vì Philippines chỉ có vỏn vẹn 3 chiếc C-130.
Với sự xuất hiện của nhóm tàu sân bay USS George Washington, nhiều người tin rằng tình hình sẽ sớm sáng sủa hơn. Trực thuộc Hạm đội 7 của Mỹ, tàu sân bay này được hộ tống bới 7 tàu khu trục và tuần dương. Trên tàu USS George Washington có nhà máy chưng cất có thể sản xuất 400.000 gallon nước sạch mỗi ngày (1 gallon = 3,78 lít) và có thể chuyển cho người dân có nhu cầu bên cạnh nước đóng chai.
Đến cuối tuần này, tổng số binh lính Mỹ tham gia cứu hộ ở Philippines sẽ là hơn 1.000 người, gấp 3 con số hiện nay.
Nhân viên cứu hộ Đức... Ảnh: Reuters
...và Hàn Quốc tham gia cứu hộ. Ảnh: Reuters
Lúc này, tình hình tại Tacloban đã bớt u ám. Hoạt động ở sân bay được cải thiện và con đường dẫn đến thành phố đã được dọn dẹp, tạo điều kiện cho cứu trợ tăng tốc.
Hôm 14-11, lễ chôn cất tập thể đầu tiên ở Tacloban được tiến hành với khoảng 300 thi thể nạn nhân. Từ mỗi thi thể, Cục Điều tra quốc gia lấy lại một phần xương đùi để làm xét nghiệm ADN sau này nhằm xác định danh tính nạn nhân. Một huyệt mộ lớn hơn đang được đào để chôn cất 1.000 thi thể khác.
Bình luận (0)