xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vượt tầm kiểm soát

NGUYỄN CAO

Một thế giới tuyệt mật của Chính phủ Mỹ đã được tạo ra sau sự kiện 11-9-2001 để đối phó với khủng bố quốc tế. Vì nó quá cồng kềnh và thiếu gắn kết, không ai dám khẳng định bộ máy này hiệu quả cỡ nào

Trong hai năm qua, hai cây bút điều tra chuyên viết về an ninh tình báo Dana Priest và William M. Arkin của nhật báo The Washington Post đã âm thầm thu thập thông tin từ các nguồn thông tin mở và các cuộc phỏng vấn những người có trách nhiệm.
 
Ngày 19-7 vừa qua, bài đầu tiên của loạt phóng sự điều tra “Nước Mỹ tuyệt mật” đã xuất hiện trên mặt báo và tạo một tiếng vang lớn. Bức thông điệp mà loạt bài này muốn gửi đến độc giả là sau sự kiện 11-9-2001, rất khó thẩm định tình hình an ninh quốc gia Mỹ mặc dù hệ thống tình báo và phản gián Mỹ đã tăng lên gấp nhiều lần.
 
Nở nồi, lãng phí, chồng chéo
 
Sau 9 năm đầu tư tiền của và  phát triển với quy mô chưa từng thấy trong lịch sử, bộ máy tình báo và phản gián Mỹ - tờ Washington Post gọi là thế giới tuyệt mật của Chính phủ Mỹ - được tạo lập ra để bảo đảm an ninh nước này trở nên đồ sộ đến mức không thể xác định được tính hiệu quả.
 
Cơ quan Tình báo Quân đội  (DIA) của Bộ Quốc phòng chẳng hạn đã tăng từ 7.500 nhân viên vào năm 2002 lên 16.500 người hiện nay. Ngân sách của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) – cơ quan chuyên nghe trộm bằng thiết bị điện tử - đã tăng gấp đôi. FBI (Cảnh sát Liên bang Mỹ) đã tăng các đội đặc nhiệm chống khủng bố từ 35 đội lên 106 đội.
 
Chín ngày sau vụ 11-9, Quốc hội Mỹ đã duyệt 40 tỉ USD ngoài ngân sách để tăng cường an ninh nội địa và tiến hành cuộc chiến toàn cầu chống Al-Qaeda. Năm 2002, lại chi thêm 36,5 tỉ USD và 44 tỉ USD vào năm 2003.  Đây mới là bước khởi đầu. Từ đó trở về sau, hằng năm Quốc hội Mỹ chi đều đặn  trung bình vài chục tỉ USD.
 
 
img
Nidal Malik Hasan trên một website Hồi giáo. Ảnh: Ansarnet


Được chi thêm tiền, các cơ quan an ninh quân đội và tình báo mọc lên như nấm. Tổng cộng, có ít nhất 263 cơ quan mới được thành lập hoặc tái cấu trúc để đối phó với mối đe dọa mới sau sự kiện 11-9-2001.
 
Một ví dụ điển hình là ở Washington và các vùng lân cận, có 33 công trình kiến trúc dành cho các cơ quan an ninh tình báo đang xây dựng hoặc đã xây dựng xong kể từ ngày 11-9-2001. Tổng diện tích của những công trình này  tương đương với ba tòa nhà Lầu Năm Góc hoặc 22 tòa nhà Quốc hội Mỹ. Nhiệm vụ của bộ máy đồ sộ này là chống một kẻ thù vô hình: Những kẻ khủng bố xuyên quốc gia.
 
Mỗi ngày, trên khắp nước Mỹ, có 854.000 công chức, quân nhân và nhân viên nhà thầu tư nhân làm việc trong các cơ quan an ninh tình báo mà cửa nẻo được khóa bằng khóa từ, camera ghi nhận đồng tử và vách tường gia cố chống thiết bị nghe trộm. Lý lịch những người này đã được truy cứu rất kỹ và được xem là sạch sẽ.
 
Việc phình to bộ máy tất nhiên đòi hỏi rất nhiều tiền. Ngân sách tình báo Mỹ, về mặt công khai, là 75 tỉ USD/năm, nhiều gấp 2,5 lần so với trước sự kiện 11-9-2001. Nhưng ngoài số tiền này, còn có “ngân sách đen” - mà người dân Mỹ hoàn toàn không biết - dùng để chi cho các hoạt động quân sự hoặc các chương trình chống khủng bố nội địa.
 
Rất nhiều cơ quan an ninh và tình báo làm những công việc như nhau tạo ra sự lãng phí và chồng chéo. Ví dụ, có đến 351 cơ quan cấp liên bang và của quân đội ở 15 thành phố theo dõi  nguồn tài chính của các tổ chức khủng bố. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra một loạt tai tiếng cho thấy hiệu quả đáng ngờ của các cơ quan tình báo Mỹ.
 
Những thất bại không đáng có
 
Với nhan đề “Một thế giới ngầm đang phát triển vượt tầm kiểm soát”, bài báo đầu tiên trong loạt “Nước Mỹ tuyệt mật” không đào sâu nguồn gốc của sự nở nồi  mà tập trung vào tính hiệu quả. Theo đó, điều đáng lo là các cơ quan tình báo vẫn tiếp tục phạm các sai lầm nghiêm trọng có từ trước sự kiện 11-9-2001.
 
Trước đây, tình báo Mỹ đã không thể dự báo sự sụp đổ của nền quân chủ Iran dưới sự cai trị của vua Shah và sự lớn mạnh của Ayatollah Khomeini. Họ cũng không dự báo được sự tan rã của Liên Xô và các nước trong hệ thống hồi cuối thập niên 1980. Họ cũng không phát hiện được ý đồ xâm chiếm Kuwait của tổng thống Iraq Saddam Hussein.
 
Sang thế kỷ XXI, lòng tin của người dân đối với hệ thống  tình báo Mỹ càng sụt giảm khi hệ thống này  không ngăn chặn được âm mưu tấn công khủng bố đẫm máu nước Mỹ ngày 11-9-2001 của Al-Qaeda.
 
Thông tin về sự hiện diện của vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) ở Iraq dưới thời Saddam Hussein của CIA và cộng đồng tình báo Mỹ dẫn tới cuộc xâm lăng Iraq năm 2003  đã trở thành một trò cười cho thiên hạ sau khi Washington thừa nhận không thể tìm thấy WMD ở nước này.
 
Những thất bại đáng xấu hổ gần đây nhất là vụ  thiếu tá quân y Nidal Malik Hasan theo đạo Hồi và có quan hệ với một thủ lĩnh Hồi giáo cực đoan ở Yemen xả súng bắn chết 13 quân nhân, làm bị thương 30 người khác ở doanh trại Fort Hood, bang Texas.
 
Kế đó là âm mưu đánh bom bất thành một chiếc máy bay Mỹ từ Hà Lan về vào ngày lễ Giáng sinh năm ngoái. Tên khủng bố bị hành khách đi cùng chuyến bay phát hiện và bắt giữ chứ hệ thống an ninh tiên tiến của Mỹ (từ việc cấp visa đến các biện pháp an ninh ở sân bay) không thể phát hiện thủ phạm.
 
Điều đáng nói là trong hai vụ nói trên, các cơ quan an ninh và tình báo Mỹ có đầy đủ thông tin “đen” về thủ phạm, thậm chí thừa thãi. Thế nhưng, do thiếu sự chia sẻ thông tin trong nội bộ cộng đồng tình báo và tệ quan liêu cố hữu, các thủ phạm đã có cơ hội gây ra tội ác.

 

Kỳ tới: Những bí mật chỉ có trời biết

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo