Trong khuyến cáo cập nhật về kiểm soát dịch bệnh Covid-19, WHO cũng cho rằng việc phun thuốc vào người là một ý tưởng thực sự tồi tệ.
WHO trích dẫn các nghiên cứu cho thấy việc cố phun thuốc tẩy rửa hoặc hóa chất ở một khu vực rộng lớn là không hiệu quả. Cơ quan y tế thế giới này cũng cảnh báo điều tương tự đối với khử trùng bằng tia cực tím.
Lực lượng phun thuốc khử trùng trên đường phố ở Moscow – Nga. Ảnh: Reuters
WHO khuyến cáo không phun các chất khử trùng trên bề mặt các vật dụng trong nhà vì theo một nghiên cứu cho thấy cách làm này không hiệu quả. Thay vào đó, người dân nên dùng một miếng vải đã được ngâm trong chất khử trùng để lau các bề mặt.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thông tin chính xác nào về khoảng thời gian SARS-CoV-2 có thể bám trên các bề mặt các vật thể khác nhau.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng virus này có thể tồn tại trên một số loại bề mặt trong vài ngày. Nhưng đây chỉ là những ước tính dựa trên thí nghiệm trong điều kiện phòng thí nghiệm chứ không giống với môi trường thực tế bên ngoài.
Theo WHO, hơn nữa, việc phun thuốc khử trùng có thể dẫn đến rủi ro cho mắt, hô hấp hoặc kích ứng da và ảnh hưởng đến sức khỏe. Không nên phun thuốc hoặc phun sương một số hóa chất, chẳng hạn như hợp chất formaldehyd, hợp chất có Clo hoặc hợp chất amoni bậc bốn vì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động tại các cơ sở áp dụng các biện pháp này.
WHO cho rằng việc nhiều quốc gia phun sương trên đường phố và rửa vỉa hè bằng thuốc diệt virus là lãng phí công sức.
Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng không nên phun thuốc khử trùng hoặc chất tẩy trùng trong không gian ngoài trời, như đường phố hoặc chợ, để diệt SARS-CoV-2 hoặc các mầm bệnh khác vì chất khử trùng bị bất hoạt bởi bụi bẩn và các chất khác trong không khí, cũng như không thể làm sạch cũng như loại bỏ tất cả virus trong không gian rộng lớn như vậy.
Bình luận (0)