xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

100 ngày sôi nổi (*): Khắng khít tình quân dân

Bài và ảnh: Phan Anh

Các lực lượng vũ trang đã xây dựng “căn cứ lòng dân” ở đồng bằng vững chắc để kháng chiến chống đế quốc Mỹ trong 100 ngày tập kết tại Cao Lãnh

“Đến Cao Lãnh, chúng tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì hòa bình, tự do nhưng lo mình sơ sẩy làm phật ý dân. Cao Lãnh ngày ấy đã là một thị trấn khá trù phú nằm sâu trong vùng tạm chiếm do quân đội Pháp và bọn phản động đội lốt tôn giáo trấn giữ. Người dân lâu nay ở vùng địch tạm chiếm nên thường nghe đối phương xuyên tạc chính sách của Việt Minh. Vì vậy, khi quân Pháp bàn giao Cao Lãnh trong 100 ngày để Việt Minh tập kết, cách mạng xác định đây là thời điểm thu phục lòng dân.

Quen sống trong nông thôn, giữa lòng dân ta, nay đến đóng quân trong vùng địch hậu “lạ cái lạ nước”, cấp trên e ngại anh em sơ sẩy nên dặn đi dặn lại rất kỹ” - ông Trần Bảo Hương, cán bộ Ban Kinh tế Tài chính tỉnh Long Châu Sa, mở đầu câu chuyện về 100 ngày tập kết quân tại Cao Lãnh.

Thu phục lòng dân

Theo ông Hương, các cấp lãnh đạo địa phương đã sắp xếp chỗ ở cho bộ đội tại các xã, các gia đình không kể giàu nghèo để bà con không so bì và bộ đội mở rộng phạm vi tuyên truyền, giáo dục. Trong thời gian đó, cán bộ, bộ đội đem hết những hiểu biết của mình về chính trị, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao… để truyền đạt cho đồng bào; tổ chức những buổi nói chuyện về lịch sử, về mục đích, chủ trương, chính nghĩa của cách mạng.

Các lớp học xóa nạn mù chữ được mở ra cấp tốc; số cán bộ, bộ đội có trình độ văn hóa, kinh nghiệm giáo dục được chọn bổ sung cho những lớp học thiếu giáo viên. Cán bộ, bộ đội còn chú ý giải thích điều 14C - chống khủng bố theo Hiệp định Genève - để bà con không còn thắc mắc hay lo sợ bị đối phương trả thù những người theo cách mạng.

Tranh thủ điều kiện hòa bình, chính quyền cách mạng cấp hàng chục vạn hecta ruộng đất cho nông dân nghèo ở các vùng tạm bị chiếm trước đây. Ruộng đất được cấp tới sát mép lưới thép gai các đồn bót địch. Lúc này, Cao Lãnh coi như tạm giải phóng, cư dân có người rất phấn khởi nhưng cũng có người vẫn còn nghi ngờ vì thấy cán bộ, chiến sĩ ta không giống như Việt Minh mà bọn địch đã tuyên truyền là ốm yếu, xanh xao như ma, người đầy lông lá...

Đã hơn 80 tuổi nhưng ông Lê Huỳnh Minh còn thuộc lòng bài hát Cháo gà - chè đậu
Đã hơn 80 tuổi nhưng ông Lê Huỳnh Minh còn thuộc lòng bài hát Cháo gà - chè đậu

Không chỉ thấy được tội ác của địch mà dân ngày càng thiện cảm hơn với cách mạng khi gương tốt của bộ đội Cụ Hồ được lan tỏa. Ông Trần Ngọc Long - chiến sĩ Đại đội 959, Tiểu đoàn 309 - còn nhớ như in câu chuyện của một đồng đội phụ trách nhu yếu phẩm. Hôm đó, ông đi chợ Cao Lãnh thì thấy đám đông tụ tập. Ông lại xem thì được biết người phụ trách nhu yếu phẩm bị trộm lấy túi tiền. Lúc đó, mấy bà bán hàng ra dấu chỉ một phụ nữ lấy.

Ai cũng tưởng chị này sẽ bị đánh, chửi nhưng người phụ trách nhu yếu phẩm lại không làm như vậy khiến ai có mặt cũng bất ngờ. Anh chỉ nhỏ nhẹ: “Sao chị lại lấy tiền của tôi?”. Người phụ nữ thút thít trả lời: “Em khổ quá, không có tiền nuôi con”. “Thế chị có biết tiền này để làm gì không?” - anh hỏi. Người phụ nữ lắc đầu. “Tiền này là dân đóng góp để lo cơm, quần áo cho bộ đội. Chị lấy rồi tiền đâu bộ đội ăn”. Nghe đến đây, người phụ nữ bật khóc. Người phụ trách nhu yếu phẩm lấy tiền riêng của mình cho “kẻ trộm” rồi khuyên nên làm ăn chân chính.

“Câu chuyện đó được mọi người trong chợ truyền tai nhau “bộ đội Cụ Hồ, bộ đội Việt Minh tốt lắm!”. Hành động của người đồng đội làm tôi thấy rất tự hào” - ông Long chia sẻ.

Cái gì dân cũng cho

“Ai ăn cháo gà, chè đậu, nước dừa đường mía không… Nghe tiếng rao đói lòng, người chiến sĩ kêu mua… Cháo này em không bán anh ơi… Cớ sao không bán mà em lại rao… Em rao em bán cho người ta… Còn anh vệ quốc bán sao cho đành”. Ông Lê Huỳnh Minh, Trung đội phó Trung đội E, vừa nhấp ngụm trà vừa ngân nga câu hát. Đó là một đêm tháng 10-1954. Trên cái sân rộng của nhà ngói to, có ngọn đèn thắp sáng, xung quanh là khoảng 30 người đang tụ tập ca hát.

Sau tiếng dạo nhạc, một cô bé chừng 13 tuổi vừa dứt tiếng ca thì tràng vỗ tay nổ lên rầm rầm kèm theo tiếng hét to: “Hát lại! Hát lại!”. “Cô bé phải hát lại 3 lần. Cứ sau mỗi lần hát là tiếng vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Nội dung của bài hát rất đặc biệt, bình dân nên dễ đi vào lòng người. Nó là biểu hiện của mối tình quân dân cách mạng” - ông Minh hào hứng.

Mấy hôm sau, dọc theo con lộ Hòa An, những nơi có bộ đội đóng quân, đều nghe các chiến sĩ và thiếu nhi tập hát bài này. Ông Minh tâm sự: “Hồi còn trẻ, tôi thuộc rất nhiều bài hát về chủ đề cách mạng. Bây giờ quên hết rồi nhưng không bao giờ quên được bài hát này. Sáu năm học ở Liên Xô, làm gì mua được một bát cháo gà, chè đậu. Tôi lại hát bài này để đỡ nhớ nhà. “Em rao em bán cho người ta… Còn anh vệ quốc bán sao cho đành” là minh chứng cho lời Bác Hồ dạy: Quân với dân như cá với nước”.

Một câu chuyện khác làm ông Minh cũng nhớ mãi là mua thuốc lá 2 đồng được thối lại 20 đồng. Trong một lần đi chợ, ông Minh và đồng đội chú ý đến một cô gái áo đen bán hàng có vẻ nhanh nhẹn. Ông tiến lại quầy và đưa ra 2 đồng mua thuốc. Khi nhận thuốc, ông hoa cả mắt khi thấy có 4 tờ 5 đồng, tất cả là 20 đồng. Hỏi ra mới biết không phải thối nhầm mà cô gái ủng hộ bộ đội. “Một câu chuyện nhỏ nhưng đo được lòng dân. Không chỉ tiền mà cái gì dân cũng cho. Tình quân dân trong 100 ngày tập kết là như thế” - ông Minh đúc kết.

Kỳ cuối: Đi là vinh quang, ở là anh dũng

 

Cuộc mít-tinh có một không hai

Chủ trương của lãnh đạo Nam Bộ và tỉnh Long Châu Sa là mua hơn 5 công lúa sạ đã ngang đầu gối để dựng lễ đài tổ chức mít-tinh kỷ niệm ngày 2-9. Ông Trần Bảo Hương cho biết buổi chiều đó, trời đổ mưa rất lớn, nước ngập cả đám ruộng. Đến tối nước rút, cuộc mít-tinh tiến hành đúng kế hoạch. Lễ đài và vòng quanh hàng rào được chiếu sáng bằng một số bóng đèn của đài vô tuyến điện.

Thầy giáo Phan Văn Thà, Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chánh kiêm Trưởng Ban Kinh tế Tài chính tỉnh Long Châu Sa, đọc diễn văn. Cuộc mít-tinh về hình thức hết sức giản đơn nhưng hiệu quả vô cùng to lớn. Trên lễ đài, không có chủ tịch đoàn, chỉ một bóng đèn đủ để diễn giả đọc diễn văn, còn phía dưới toàn bộ mọi người đều đứng để nghe những lời thiêng liêng về ngày quốc gia độc lập. Sau tiếng vỗ tay của hàng ngàn người dân thị trấn Cao Lãnh và các xã lân cận, cuộc mít-tinh bắt đầu. “Một điều có lẽ độc nhất vô nhị cả thế giới là những người dự mít-tinh phải đứng trên bùn đến mắt cá chân hơn mấy giờ mà vẫn rạng ngời nụ cười mãn nguyện” - ông Hương kể.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo