xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

300.000 tỉ đồng cho cao tốc Bắc - Nam

Bài và ảnh: Văn Duẩn

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam dài 1.372 km dự kiến cần tới hơn 300.000 tỉ đồng nhưng vấn đề cốt lõi là huy động nguồn tiền này từ đâu

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam.

Ba phương án đầu tư

Dự án cao tốc Bắc - Nam dự kiến dài 1.372 km, đi qua 16 tỉnh, TP gồm: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Đồng Nai. Tổng mức đầu tư toàn dự án khoảng 314.100 tỉ đồng, bắt đầu thực hiện từ năm 2017 đến sau năm 2028.


Nhiều tuyến đường bộ chưa được khai thác hết công suất. Trong ảnh: Tuyến cao tốc Láng - Hòa Lạc

Nhiều tuyến đường bộ chưa được khai thác hết công suất. Trong ảnh: Tuyến cao tốc Láng - Hòa Lạc

Phân tích về dự án này, Bộ GTVT thiên về mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Hình thức đầu tư này có lợi thế huy động được nguồn lực xã hội, giảm áp lực vốn nhà nước; tận dụng được thế mạnh về công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ khối tư nhân; phân chia rủi ro hợp lý giữa nhà nước và nhà đầu tư trong quá trình đầu tư và khai thác dự án.

Về nguồn vốn cho dự án, Bộ GTVT cho biết đã được phê duyệt trong Nghị quyết số 26/2016 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Ngày 17-1, Chính phủ đã có Tờ trình số 29 báo cáo Thường vụ Quốc hội phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Theo đó, nguồn vốn cấp cho Bộ GTVT trong 5 năm này dự kiến là 70.000 tỉ đồng, trong đó phân bổ dự án tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam 41.414 tỉ đồng.

Trong báo cáo của mình, Bộ GTVT dự kiến xây dựng 3 phương án đầu tư. Phương án 1 (nhà nước hỗ trợ khoảng 41.414 tỉ đồng) dài 467 km, gồm các đoạn: Cao Bồ (Nam Định) - Vinh (Nghệ An); Cam Lộ (Quảng Trị) - Túy Loan (Đà Nẵng) theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao); Phan Thiết (Bình Thuận) - Dầu Giây (Đồng Nai).

Phương án 2 (nhà nước hỗ trợ khoảng 63.000 tỉ đồng), dài 916 km, gồm các đoạn: Cao Bồ (Nam Định) - Vạn Ninh (Quảng Bình); Cam Lộ (Quảng Trị) - Túy Loan (Đà Nẵng) theo hình thức BT; Nha Trang - Dầu Giây (Đồng Nai).

Phương án 3 (nhà nước hỗ trợ khoảng 70.000 tỉ đồng), dài 1.015 km, gồm các đoạn: Cao Bồ (Nam Định) - Vạn Ninh (Quảng Bình); Cam Lộ (Quảng Trị) - Túy Loan (Đà Nẵng) theo hình thức BT; Tuy Hòa (Phú Yên) - Dầu Giây (Đồng Nai).

Để phù hợp nhu cầu vận tải đến năm 2020 và cân đối vốn bố trí cho các dự án cấp thiết của Bộ GTVT, duy trì năng lực tối thiểu của hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có, Bộ GTVT kiến nghị đầu tư theo phương án 1.

Trường hợp đầu tư theo phương án 2, Bộ GTVT đề nghị bố trí từ nguồn dự phòng ngân sách nhà nước khoảng 21.586 tỉ đồng cho các dự án quan trọng, cấp bách khác. Trường hợp đầu tư theo phương án 3, đề nghị bố trí từ nguồn dự phòng ngân sách nhà nước khoảng 28.586 tỉ đồng cho dự án đường sắt cấp bách và các dự án quan trọng, cấp bách khác.

215 tỉ đồng/km

Theo ông Phạm Hữu Sơn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tư vấn GTVT (TEDI) - đơn vị lập dự án cao tốc Bắc Nam, trong 1.372 km cao tốc, có 739 km 4 làn xe và 633 km 6 làn xe. Bình quân suất đầu tư cho cao tốc 4-6 làn xe là 215 tỉ đồng/km (tương đương hơn 9,7 triệu USD/km).

Lãnh đạo TEDI cho rằng suất đầu tư này thấp hơn so với các nước trong khu vực. “Trung Quốc đầu tư cao tốc 4 làn xe có giá 7,8-13,9 triệu USD/km; 6 làn xe là 9,4-12,3 triệu USD/km; Hàn Quốc đầu tư cao tốc 4 làn xe 24,3 triệu USD/km…” - ông Sơn so sánh.

Bộ GTVT cho biết theo kết quả số liệu dự báo đến năm 2020, nhu cầu hành khách, hàng hóa trên hành lang vận tải Bắc - Nam vào khoảng 45,37 triệu hành khách/năm và 62,27 triệu tấn hàng hóa/năm. Tổng năng lực các loại vận tải trên hành lang Bắc - Nam, trong trường hợp không có đường sắt tốc độ cao, đến năm 2020 đạt 39,45 triệu hành khách/năm.

“Như vậy, đến năm 2020, nếu không xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam hoặc đường sắt tốc độ cao thì chỉ riêng đối với vận tải hành khách sẽ bị vượt quá so với năng lực hiện tại khoảng 5,92 triệu hành khách/năm. Trong khi đó, đường sắt tốc độ cao không thể triển khai trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 thì việc đầu tư cao tốc Bắc - Nam là rất cấp bách” - Bộ GTVT khẳng định.

Lãng phí?

TS Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc Nhà Xuất bản Giao thông, chuyên gia giao thông - cho biết hiện nay dọc theo Bắc - Nam có 4 trục đường đang khai thác. Đó là Quốc lộ 1 được xây dựng từ thời Pháp, kéo dài từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau, đã được nâng cấp 3 lần. Trục đường sắt của người Pháp xây dựng đầu thế kỷ XX, đã và đang hoạt động, dài 1.700-1.800 km, cũng chạy từ Lạng Sơn đến TP HCM. Tuyến đường Hồ Chí Minh từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau nhưng đi về cao nguyên phía Tây. Cuối cùng là đường biển nối từ Cà Mau đến Quảng Ninh, Móng Cái, dài trên 3.000 km.

“Bốn tuyến đường song song đang tồn tại nhưng đường biển mới chỉ khai thác 5%-10% công suất, đường sắt thì công suất quá thấp, tuyến Quốc lộ 1 công suất đạt 70%-80%, còn đường Hồ Chí Minh chỉ khai thác được 5%-10%. Nếu tiếp tục xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam trong bối cảnh hiện nay, tôi thấy đó là sự lãng phí” - ông Thủy bày tỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo