xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ai bán? Bán cho ai ?

Nguyễn Minh Nhị

Nông sản Việt Nam vốn kém tính cạnh tranh. Gần đây, giá cả một số mặt hàng nông sản liên tục tuột dốc, có thứ ế, bỏ đi. Bài toán giải quyết đầu ra cho nông dân bàn nát nước từ những năm 1990 nhưng đến nay vẫn không giải quyết được nghịch lý “được mùa thì mất giá”.

 

Không thể tin cả chục ký củ hành người nông dân bán ra chỉ bằng bát phở, còn dưa hấu chất bỏ ngoài ruộng cho trâu bò ăn. Đến nỗi mấy ngày nay “thời sự trái vải” được giá rộ lên nhưng nhiều người vẫn không vội mừng vì chưa biết “đường đi của giá” đến đâu. Hiện nay, ngoài số lượng ít ỏi trái vải đưa sang Úc, Canada, Mỹ, Malaysia... bằng đường hàng không, thị trường lớn nhất vẫn là Trung Quốc.  Không ai chắc giá thu mua trên 10.000 đồng/kg như hiện nay được giữ trong bao lâu khi việc mua với giá bao nhiêu do “cò”, thương lái Trung Quốc quyết định. Cách mua bán trái vải tại vườn do họ thao túng lộ rõ “tử huyệt” lưu thông mà bài học của nhiều mặt hàng nông sản, kể cả thủy, hải sản vẫn còn đấy. Ở đây, lẽ ra người đến sớm nhất với nông dân và bắt tay lo chuyện tiêu thụ, giá cả phải là các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, đằng này “cò” quyết định hết và một khi  “cò” bay, nông dân đành ngơ ngác!

Ở nhiều nước, sự ra đời của HTX nông nghiệp là một yêu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường để bảo vệ nông dân và cả… cái dạ dày của quốc gia. Còn ở Việt Nam, mô hình HTX ra đời từ những năm 1960 của thế kỷ trước, chỉ phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị là “quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất”. Khoảng 30 năm tiếp theo, chúng ta cũng chưa có điều kiện cho HTX phát triển bình thường vì thiếu môi trường kinh tế thị trường đúng nghĩa. Để khắc phục hạn chế này, nhà nước phải thủ vai “nhạc trưởng” trong “bốn nhà”, làm “trọng tài”, “quan tòa” cho nông dân nhưng rốt cuộc không tròn vai nào. Người viết từng quản lý ngành nông nghiệp một tỉnh, đi từ xã, huyện lên và đứng đầu cơ quan hành chánh tỉnh, có thời gian gián tiếp, trực tiếp tổ chức và quản lý sản xuất nông nghiệp ngót 30 năm (từ năm 1976 đến 2005) nhưng cũng chưa bao giờ “dám” làm vai trò “trọng tài” và “quan tòa” đúng nghĩa mà chỉ làm “nhạc trưởng” dàn nhạc “tài tử nghiệp dư”. Nói chung là vai trò của HTX nông nghiệp quá mờ nhạt, không có ở đâu làm được nên hợp mãi với nhau cho vui mà thôi. Từ mô hình “đoàn kết sản xuất - liên kết sản xuất” đến “liên kết bốn nhà”, “cánh đồng mẫu lớn”, “liên kết vùng”, “liên kết ngang”, “liên kết chuỗi giá trị”... nhưng không ở đâu thành công mỹ mãn. Có chăng ráng “làm mẫu” được đôi vụ tổng kết rồi thôi! Và vì thế, vấn đề ai bán, bán cho ai gần như không tìm được câu trả lời, thay vào đó là sự thống soái của “cò”, thương lái mà giá cả trồi sụt thì được chăng hay chớ.

Vấn đề HTX hoạt động thế nào và nhà nước trong vai trò “nhạc trưởng”, “trọng tài” rất cần thiết phải làm rõ trong tình hình hiện nay. Không giải quyết được việc này thì rất nguy hiểm; càng hội nhập, chúng ta càng thua thiệt.  

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo