Đến giờ này, cả 3 anh Kim Lắc, Trần Lắc Lil và Thạch Ngọc Tấn (cùng ngụ ấp Đầu Giồng, xã Trung Bình, huyện Long Phú - Sóc Trăng) đều không quên cái ngày định mệnh của 14 năm trước, khi họ bị bắt do bị tình nghi hiếp dâm và giết hại dã man một thiếu nữ tại địa phương. Nạn nhân là Nguyễn Thị Vân, 16 tuổi, được phát hiện trong tình trạng bị dìm chết dưới nước. Khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân bị hãm hiếp trước khi chết.
Bỗng dưng mang án
Ngay sau khi xảy ra vụ án, cơ quan chức năng thu giữ tinh dịch trong âm đạo nạn nhân cùng vật chứng là chiếc quẹt gas và 3 tàn thuốc lá. Một phụ nữ có chồng tên Sơn xác nhận chiếc quẹt gas là của chồng chị vừa cho một người quen mượn. Phượng cũng khẳng định cả 3 hung thủ là người Kinh. Tuy nhiên, cơ quan điều tra bỏ qua những chứng cứ quan trọng và bắt 3 đối tượng là người dân tộc thiểu số tại địa phương là Kim Lắc, Thạch Ngọc Tấn và Trần Lắc Lil.
Nỗi đau theo suốt đời người
Bị cáo buộc tham ô tài sản XHCN vào năm 1978 nhưng vì đang mang thai nên đến năm 1981, bà Hoàng Thị Hoan mới bị buộc thi hành án. Khi đó, đứa con thứ 5 mới chưa đầy 2 tuổi. Ở tù mới hơn 3 tháng thì 4 đứa con dìu dắt nhau lên trại giam thăm. Gặp con chưa kịp mừng, bà Hoan đã tá hỏa khi thấy trên đầu các con mang khăn tang trắng xóa. Nghe các con kể chuyện bà khụyu xuống khi biết đứa con gái đầu lòng bị bệnh nặng không người chăm sóc nên đã qua đời. Gạt nước mắt, bà dặn dò con gái thứ hai lúc đó mới 15 tuổi phải cố gắng chăm sóc 3 đứa em, vững tin chờ mẹ trở về. Nỗi đau mất con chưa nguôi ngoai thì chồng bà làm đơn ly hôn rồi đi lấy vợ khác.
Sau khi được trả tự do, anh Kim Lắc kể: “Tôi từng có đứa con gái nhưng chỉ kịp nhìn mặt cháu có một lần hôm bị tuyên án tử hình. Vợ tôi sau đó rơi vào túng quẫn không thể chăm sóc chu đáo nên cháu mắc bệnh chết khi mới được vài tháng tuổi”. Ông Kim Hol, anh trai của Kim Lắc, nhớ lại: “Mỗi lần tôi vào trại giam thăm nuôi, Kim Lắc luôn bảo phải tin nó. Tôi tin em tôi bị oan không phải vì nó là em trai tôi mà vì trong quá trình vụ án xảy ra, tôi luôn có mặt bên nó. Vì thế tôi tự nhủ với lòng là bằng mọi giá phải minh oan cho em”.
Đang làm việc bình thường thì tháng 5-1976, ông Nguyễn Bá Diệp (SN 1941, ngụ quận Cẩm Lệ - Đà Nẵng), nguyên trưởng Phòng Vật tư Công ty Thi công cơ giới Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ), bỗng bị khởi tố và tạm giam 11 tháng với tội danh “lợi dụng chức quyền để tham ô tài sản XHCN” do “tham ô 4.000 đồng”. Ngoài ông Diệp còn có ông Phạm Ngọc Quỳnh, phó giám đốc công ty, cũng bị khởi tố oan về tội “Cố ý làm trái nguyên tắc và tham ô tài sản XHCN”. Sau khi xét xử, tòa án trả hồ sơ để cơ quan chức năng điều tra lại. Suốt 28 năm liền, ông làm đơn kêu oan khắp nơi nhưng không cơ quan nào giải quyết, đành sống mà cứ như kẻ mang án treo cho đến năm 2006 mới được minh oan.
Trắng tay, bệnh tật
Trước khi bị bắt oan, ông Diệp có một gia đình hạnh phúc với 3 người con trai ham học, nhà cửa khang trang tọa lạc ngay trung tâm TP Đà Nẵng. Vợ của ông đang được cân nhắc để đề bạt lên vị trí cao hơn ở một công ty nhưng ngay sau khi chồng bị bắt tạm giam, bà liền bị chuyển xuống làm nhân viên. Bà xin nghỉ mất sức về nhà vay mượn khắp nơi để nuôi 3 đứa con thơ dại, mẹ già 83 tuổi và thăm nuôi chờ ngày minh oan cho chồng. Tổng cộng bà phải 2 lần bán nhà để trang trải, gia đình rơi vào cảnh tay trắng. Ngày ông trở về, vợ chồng con cái dắt díu nhau vào một vùng núi sâu kiếm sống. Hai trong ba người con phải nghỉ học giữa chừng để phụ với cha mẹ. Tình cảnh càng bi đát hơn khi ông Diệp vì đau buồn mà sinh ra bệnh tật triền miên. |
Kỳ tới: Tin vào công lý
Bình luận (0)