xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trở về từ án oan: Tin vào công lý

HOÀNG DŨNG - DUY NHÂN - TRẦN THƯỜNG

Mặc dù phải mang nhiều đau khổ do chịu án oan sai, họ vẫn kiên trì đeo đuổi việc tự minh oan và vững niềm tin vào công lý

Ngồi trong ngôi nhà tại thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề - Sóc Trăng, được xây dựng từ tiền bồi thường oan sai, Kim Lắc cho biết hôm bị tuyên án tử hình, không hiểu sao anh không hề nao núng mà cứ có một niềm tin tuyệt đối vào công lý rằng mình không có tội thì không thể chết được, sớm muộn gì cũng được minh oan.

Lời xin lỗi qua loa và nỗi buồn đeo đẳng

Sau khi được trả tự do, Kim Lắc, Trần Lắc Lil và Thạch Ngọc Tấn (cùng ngụ xã Trung Bình, huyện Long Phú - Sóc Trăng) đã nhiều lần đến Cơ quan Điều tra và VKSND tỉnh Sóc Trăng đề nghị sớm giải quyết vụ án với yêu cầu phải đình chỉ vụ án, minh oan và bồi thường oan sai nhưng chỉ nhận được lời hứa hẹn sẽ giải quyết. Phải mất đến 5 năm, cơ quan điều tra mới chịu thừa nhận đã hàm oan người vô tội và ban hành quyết định đình chỉ điều tra.

TAND tỉnh Sóc Trăng sau vài lần đẩy trách nhiệm bồi thường qua phía cơ quan điều tra, cuối cùng cũng chấp nhận bồi thường cho 3 người, mỗi người 160 triệu đồng nhưng xin “nợ” lời xin lỗi. Ông Kim Hol, anh trai của Kim Lắc, kể: “Khi tôi gặp ông chánh án nói về chuyện tổ chức xin lỗi công khai, ông ấy cứ chần chừ và nói thôi bỏ qua đi, biết tổ chức xin lỗi ở đâu.
img
Gia đình của anh Kim Lắc lại đầy ắp tiếng cười sau những ngày tháng bầm dập vì án oan sai. Ảnh: DUY NHÂN
Tôi nói là xử ở đâu thì tổ chức xin lỗi ở đó. Ông ấy nói làm như vậy sợ gia đình bị hại quậy. Tôi bảo khi xử oan em tôi sao các ông không sợ gia đình tôi quậy? Rồi tôi phải nói cứng rằng không xin lỗi là vi phạm Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên ông ấy miễn cưỡng tổ chức xin lỗi tại sân vận động xã Trung Bình nhưng hôm đó, mấy ổng vội vàng đọc vài câu xin lỗi qua loa rồi lên xe phóng đi ngay trước rất đông người dân đang kéo tới xem”.

“Vì quá khó khăn nên chúng tôi phải nhận tiền bồi thường để trang trải cuộc sống trước mắt nhằm tiếp tục khiếu nại nhưng quá buồn là dù đã được minh oan, rất nhiều người không biết nên vẫn xem chúng tôi như những kẻ tham ô khiến con cái rất khó khăn trong việc làm ăn buôn bán, cuộc sống cứ kéo dài trong cảnh u ám. Tổn thất mà cả gia đình tôi phải gánh chịu trong suốt 28 năm không sao cân đo đếm được. Nhưng suy sụp nhất là sự xa lánh của người thân, gia đình và dòng tộc, sự khinh bỉ của bạn bè” - ông Nguyễn Bá Diệp buồn bã nói.

Thôi thúc bởi niềm tin vào sự thật

Ra tù, bà Hoàng Thị Hoan (ngụ tỉnh Thừa Thiên - Huế) nghe lời người quen gồng gánh đi nhặt ve chai kiếm tiền nuôi con. Với số tiền ít ỏi kiếm được, bà trích lại một ít để mua giấy bút làm đơn và lộ phí đi đến các cơ quan từ Trung ương đến địa phương để kêu oan. Có thời gian bà may mắn nhận được lời mời vào làm việc ở đại lý vé số. Công việc hằng ngày là lấy vé số đi bỏ lại cho các đầu mối khác, so với việc lượm ve chai thì ít vất vả và có thu nhập cao hơn nhưng rồi hễ tiếp xúc với tiền bạc là nỗi sợ hãi mơ hồ về những ngày ở tù lại ùa về khiến bà không còn dám làm tiếp nữa.

Thế nhưng, trong những câu chuyện kể cho chúng tôi nghe, không thấy bà Hoan tỏ ý trách ai mà luôn nhắc đến những người đã giúp đỡ mình trong những lúc khó khăn, dù đó chỉ là người chịu bỏ tiền thuê bà lau nhà vệ sinh. Bà cho chúng tôi xem bức thư mà bà viết cách đây hơn 16 năm để tri ân ông Trịnh Hồng Dương, nguyên chánh án TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
 
Bức thư có đoạn: “Dù sự thật, lẽ phải trở lại thì tôi cũng đã mất hết cả hạnh phúc riêng tư, sự nghiệp, không phải chỉ riêng chính mình mà còn kéo theo một đàn con. Đứa chết đã yên phận, 4 đứa còn lại cũng lay lắt vì vụ án của mẹ. Bác ơi, tôi nói thế nào cho hết về tất cả tình thương mà bác dành cho mẹ con tôi. Nếu không gặp bác lúc đó thì mẹ con tôi chỉ có chết hết vì đứa nào cũng đồng ý chết…”.

Chúng tôi hỏi vì sao khó khăn là thế mà suốt bao năm trời vẫn kiên trì làm đơn kêu cứu đi đến các cơ quan chức năng, bà Hoan khẳng khái: “Điều luôn thôi thúc tôi đi đến cùng là niềm tin vào sự thật”. Bây giờ, mỗi ngày bà vẫn ngồi dưới góc cây bên đường Nguyễn Thái Học ở TP Huế bán vé số, tối đến lại trở về ở trọ trong căn phòng nhỏ với vợ chồng người con trai thứ ba. Tuy nhiên, những nỗi khổ về thể xác không thấm thía vào đâu so với nỗi đau tinh thần dai dẳng. “Đến bây giờ, nhiều người vẫn gọi tôi là mụ đi tù. Tôi không phản ứng gì nhưng đêm về nghĩ lại buồn lắm” - bà Hoan nói trong nước mắt.

Mời đấu vật để chứng tỏ không “mất sức”

Sau khi minh oan cho mình, bà Hoàng Thị Hoan vẫn không được hưởng chế độ cho mười mấy năm làm việc tại Viện Điều tra lâm nghiệp. Suốt 2 năm trời, bà lại phải tiếp tục mang đơn đi đòi quyền lợi chính đáng của mình. Đến năm 1996, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế lúc đó là ông Nguyễn Văn Mễ đã ngỏ lời muốn tạo điều kiện giúp bà làm chế độ về hưu theo diện mất sức. Bà Hoan kể lúc đó bà tự ái đến nỗi mời ông Mễ thử đấu vật xem thử ai hơn mà lại bảo bà mất sức. Đến năm 1997, bà được nhận sổ hưu trí.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo