xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

BÁC SĨ CHẲNG CHỊU VỀ QUÊ (*): Phải cách tân đào tạo

Ngọc Dung

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc đổi mới mô hình đào tạo y khoa là cần thiết nhưng ngoài việc bảo đảm chất lượng cũng phải tăng cường số lượng để địa phương nào cũng có bác sĩ giỏi

Tình trạng thiếu hụt bác sĩ (BS) như những gì Báo Người Lao Động phản ánh được Bộ Y tế nhìn nhận là thực trạng khó giải quyết xuất phát từ những bất hợp lý trong đào tạo. Do đó, đổi mới y tế phải gắn với cách tân đào tạo, khắc phục cho được sự mất cân đối về nguồn nhân lực y tế giữa các tuyến.

Thiếu bác sĩ nên tuyến trên quá tải

Theo Bộ Y tế, quy mô đào tạo BS của Việt Nam tăng đáng kể trong khoảng 10 năm qua, tuy nhiên đến nay, số lượng BS ở Việt Nam mới đạt tỉ lệ gần 8 BS/10.000 dân, trong khi tại nhiều nước, tỉ lệ này từ 20-30 BS/10.000 dân.


Do phân bổ không đồng đều, các địa phương miền núi thiếu trầm trọng bác sĩ phục vụ công tác khám chữa bệnh ban đầu Ảnh: TRẦN THƯỜNG

Do phân bổ không đồng đều, các địa phương miền núi thiếu trầm trọng bác sĩ phục vụ công tác khám chữa bệnh ban đầu Ảnh: TRẦN THƯỜNG

Bộ Y tế thừa nhận dù số lượng đào tạo nhiều nhưng do những bất cập trong đào tạo, phân bố nhân lực không đều giữa các địa phương đã dẫn đến tình trạng thừa BS tại các thành phố lớn nhưng lại thiếu ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Kết quả điều tra tại 63 tỉnh, thành của Bộ Y tế cho thấy số lượng BS công tác tại tuyến huyện chiếm 30% trên tổng số BS của cả nước (16.213/57.066 BS) nhưng phân bố giữa các huyện không đều. Tại các huyện nghèo, nhiều bệnh viện huyện chỉ có 7-8 BS. Từ nhiều năm qua, sự thiếu hụt BS ở tuyến dưới dẫn đến tình trạng quá tải tuyến trung ương.

Giải thích thêm nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối trên, ông Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế), cho rằng thời gian qua, nhà nước đã triển khai nhiều chương trình đào tạo bằng ngân sách cho vùng khó khăn và tuyến y tế cơ sở nhưng có tình trạng người học khi ra trường không thực hiện theo cam kết hoặc chấp nhận hoàn phí nộp phạt gấp đôi để chuyển công tác. “Một bộ phận lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp ĐH y khoa chưa tìm được việc cũng ở lại thành phố chờ thời. Các BS mới ra trường không mặn mà trở về công tác tại địa phương hoặc làm một thời gian rồi lại chuyển lên trung ương” - ông Hưng nhấn mạnh.

PGS-TS Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế, nhìn nhận hệ thống giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) nhân lực y tế hiện nay đã bộc lộ một số bất cập; chương trình đào tạo không còn phù hợp với thực tiễn của các khu vực, tuyến khám chữa bệnh. “Với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao, cần phải đổi mới đào tạo nhân lực y tế theo hướng tiếp cận với các phương thức đào tạo của các nước tiên tiến trên thế giới, chú trọng nhân lực y tế có trình độ cao” - ông Cường bày tỏ.

Cấp thiết phải đổi mới

Theo đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân vừa được Bộ GD-ĐT trình Thủ tướng Chính phủ, giáo dục ĐH ngành y sẽ rút ngắn thời gian đào tạo từ 6-9 năm như quy định hiện hành còn 4-6 năm. Để được công nhận là BS y khoa, cử nhân y khoa phải tiếp tục học thêm 2 năm nếu theo hướng hành nghề khám chữa bệnh do Bộ Y tế quản lý hoặc 2 năm đào tạo thạc sĩ nếu theo hướng nghiên cứu do Bộ GD-ĐT quản lý. Sau 2 năm này, những người được cấp bằng BS y khoa vẫn chưa được hành nghề mà cần phải trải qua thêm 1 năm thực hành tại các bệnh viện. Đặc biệt, sau khi kết thúc 1 năm thực hành tại bệnh viện, những người này phải trải qua một kỳ thi cấp quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề phạm vi đa khoa, khi đó mới được hành nghề.

Song song đó, hiện nay, với việc cho phép trường ĐH dân lập được mở ngành y, dược, số lượng trường có đào tạo ngành này tăng từ 8 lên 24 trường.

Giữa 2 Bộ Y tế và GD-ĐT còn có những ý kiến khác nhau và đang tiếp tục lấy ý kiến để thống nhất các phương án về đổi mới mô hình đào tạo; cơ chế kiểm soát chất lượng, chương trình đào tạo. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc cho phép trường ĐH dân lập mở ngành y dược cũng như việc rút ngắn thời gian đào tạo sẽ góp phần làm tăng số lượng cử nhân y khoa, BS, đáp ứng yêu cầu phân bổ nhân lực y tế cho các địa phương.

Khi bàn về đề án đổi mới đào tạo trên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh đây là vấn đề lớn của quốc gia, cấp thiết phải làm trên cơ sở nghiên cứu, đúc kết mô hình của các nước tiên tiến. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng lưu ý hiện nay, nhân lực ngành y tế không chỉ yếu về chất lượng mà còn thiếu về số lượng so với quốc tế. Vì vậy, ngoài việc bảo đảm chất lượng, cũng phải tăng cường số lượng BS để địa phương nào cũng có BS giỏi, khắc phục tình trạng khan hiếm đội ngũ thầy thuốc như hiện nay.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 1-4

Đưa bác sĩ giỏi về miền núi, vùng khó khăn

Ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, cho biết Bộ Y tế đang triển khai dự án thí điểm đưa BS trẻ tình nguyện về công tác vùng khó khăn, biên giới, hải đảo nhằm thu hút BS trẻ mới ra trường tình nguyện về công tác. Mục tiêu của dự án tiến tới cung cấp khoảng 500 BS trẻ có chất lượng cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Theo ông Tác, nếu được xét duyệt, các BS trẻ sẽ ký hợp đồng làm việc với Bộ Y tế và được ban quản lý dự án phân công về làm việc tại những cơ sở y tế tuyến huyện. Trong thời gian làm việc, các BS được đào tạo chuyên khoa theo nguyện vọng và yêu cầu của địa phương. Sau thời gian công tác theo hợp đồng với dự án, sẽ được Bộ Y tế đặc cách tiếp nhận và bố trí công tác tại những cơ sở y tế trực thuộc bộ như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phụ sản trung ương... Ông Tác khẳng định đề án này giúp cơ sở y tế tuyến huyện ở các khu vực trên bớt “khát” BS, nhất là BS chuyên khoa. Người dân ở những vùng này cũng bớt thiệt thòi trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo