xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Băng nhóm côn đồ làm loạn

Tuấn Minh - Cao Nguyên

Không còn là hành vi bột phát của vài kẻ côn đồ miệt vườn, gần đây, các đối tượng đã tụ tập thành băng nhóm, gây ra hàng loạt vụ bảo kê, đâm chém, bắt cóc… náo loạn vùng quê

Tại tỉnh Thanh Hóa, 2 huyện Quảng Xương và Nông Cống được xem là vựa cáy lớn nhất nước. Mười năm nay, con cáy có giá trị kinh tế cao nên nhiều người đổ xô thu mua để xuất bán ra phía Bắc. Từ đó, một số băng nhóm côn đồ đã đứng ra đòi bảo kê, tranh giành thu mua, ai không tuân theo sẽ bị “xử”.

Dọa cắt gân, giết chết

Theo tìm hiểu của phóng viên, kể từ ngày trùm bảo kê Hải “đạm” (tức Nguyễn Thanh Hải, SN 1971; ngụ xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương) vào tù (do cùng băng nhóm côn đồ truy sát khiến 1 người chết, 2 người bị thương năm 2012), việc mua bán cáy ở Quảng Xương và Nông Cống đã bớt căng thẳng. Thế nhưng, từ đầu năm 2016 đến nay, tình trạng bảo kê, tranh giành thị trường mua bán cáy lại xuất hiện.

Nhiều người thu mua cáy đã bị một số kẻ lạ mặt gọi điện thoại dọa giết, cắt gân, bắt con cái nếu không nhập cáy cho chúng. Mặc dù người buôn cáy biết rất rõ những kẻ “khủng bố” mình là ai nhưng do lo sợ chuyện xấu sẽ đến với gia đình nên đành phải tuân theo.

Mới đây, tối 12-5, trên tuyến đường tránh TP Thanh Hóa, xe tải của anh Nguyễn Văn Đức (SN 1981, ngụ xã Quảng Yên) đang trên đường chở cáy ra Bắc giao thì một nhóm khoảng 10 tên đi trên xe máy bất ngờ đến chặn lại đổ xăng dọa đốt, sau đó dùng gạch đá ném vỡ kính. Theo anh Đức, trước khi xảy ra sự việc 1 ngày, có một người gọi điện đến dọa nếu anh tiếp tục chở cáy sẽ bị giết.

Ông Nguyễn Văn Bạo (thu mua cáy ở xã Tế Nông, huyện Nông Cống) cho biết gia đình ông thường bị một số kẻ “có máu mặt” chèn ép, bắt phải bán cáy cho chúng với giá rẻ hơn thị trường rất nhiều. “Tôi từng làm công an xã mấy chục năm nhưng cũng phải chịu thua. Nếu không bán cho chúng thì bị chặn xe đánh hoặc đổ dầu vào cáy. Chúng còn dùng chiêu “khủng bố tinh thần”. Cứ chiều chiều, khi có xe đến thu mua cáy thì khoảng 10 thanh niên trông rất bặm trợn đi xe máy lòng vòng qua các điểm tập kết. Nếu xe nào nhập hàng đi ra khỏi địa bàn thì kiểu gì cũng có chuyện” - ông Bạo lo ngại.

Xe tải chở cáy của một hộ gia đình tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa bị 10 đối tượng côn đồ chặn lại đổ xăng đòi đốt, dùng gạch đá ném vỡ kính Ảnh: TUẤN MINH
Xe tải chở cáy của một hộ gia đình tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa bị 10 đối tượng côn đồ chặn lại đổ xăng đòi đốt, dùng gạch đá ném vỡ kính Ảnh: TUẤN MINH

Theo ông Bạo, trước đây, ông có nhiều mối làm ăn ở các tỉnh, họ tới tận nhà để nhập cáy nên rất thuận tiện. Gần đây, những bạn hàng của ông không dám đến lấy hàng vì bị dọa đánh, dọa giết. “Giá cáy hiện dao động từ 45.000-50.000 đồng/kg nhưng tôi chỉ mua của bà con giá 30.000-31.000 đồng/kg rồi sau đó bán lại cho các đối tượng vừa nêu” - ông Bạo bức xúc.

Ông N.K.H, chủ điểm thu mua cáy ở huyện Quảng Xương, cho biết ông thường bị nhiều kẻ lạ mặt gọi điện dọa nạt, yêu cầu không được mua bán nữa, nếu không thì “đừng có trách sao không nói trước”. “Mới đây, có một người tự xưng tên là S. ở huyện Tĩnh Gia gọi điện tới cho tôi dọa: “Mày làm ăn vừa phải thôi, không thì tao cắt gót chân mày” - ông H. nhớ lại.

Không chỉ ông Bạo, ông H. mà hơn 40 điểm thu mua cáy trên địa bàn 2 huyện Quảng Xương và Nông Cống cũng thường xuyên bị các băng nhóm côn đồ quấy phá. Nếu ai không nhập hàng cho các đối tượng bảo kê này thì bị chúng gọi điện, nhắn tin “khủng bố”; bị chặn xe đổ xăng dọa đốt, thậm chí đánh đập để dằn mặt.

“Bảo vệ với giá hữu nghị”!

Thời gian qua, nhiều nhóm côn đồ đã dạt về các vùng quê ở Đắk Lắk ép người dân bán nông sản cho chúng với giá thấp, tổ chức bảo kê, cưỡng đoạt tiền... Các đối tượng này sẵn sàng hành hung, phá hoại nếu người khác không tuân theo ý chúng.

Mới đây, hơn 40 trụ tiêu của gia đình ông Mai Xuân Long (xã Đray Bhăng, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) đã bị kẻ gian cắt ngọn, phá nát với tổng thiệt hại hơn 20 triệu đồng. “Trước đó ít ngày, gia đình nhận được cuộc điện thoại của một số người lạ khen vườn tiêu đẹp và nói sẽ “bảo vệ” với giá “hữu nghị” 10.000 đồng/trụ/năm. Tuy nhiên, tôi nghĩ tiêu chưa cho thu hoạch, vả lại đã có người trông coi nên không đồng ý. Vậy là vườn tiêu của gia đình bị họ phá nát” - ông Long kể.

Vườn tiêu của bà L.T.M (cùng xã Đray Bhăng) cũng có người gọi điện đặt vấn đề “nhận trông coi” với giá 10.000 đồng/trụ/năm nhưng gia đình không chấp nhận. Một tối, chồng bà M. nhận được tin nhắn từ số máy lạ khen tiêu đẹp nhưng sáng ra thăm vườn thì 17 trụ tiêu đã bị phá tan hoang...

Trong khi đó, ở các huyện Krông Năng, Krông Pắk của tỉnh Đắk Lắk, thời gian qua đã xảy ra tình trạng nông dân bị ép bán sầu riêng với giá thấp hơn giá thị trường từ 3.000-5.000 đồng/kg. Người nào cố tình không bán liền bị chúng trả thù, thương lái tới mua cũng bị đe dọa, hành hung.

Anh Đ.V.T (ngụ xã Ea Tân, huyện Krông Năng) cho biết: “Hai ngày trước, trong lúc tôi và một thương lái đang thống nhất mua bán sầu riêng thì 5-6 thanh niên vào gây sự. Những tên này nói với thương lái muốn mua thì để chúng bán, sau đó buông lời hù dọa. Thương lái không dám mua sầu riêng của gia đình tôi nữa, dẫn đến thiệt hại hơn 100 triệu đồng”.

Anh Đặng Văn Hùng (một thương lái quê Tiền Giang) vừa bị nhóm côn đồ nêu trên đánh rách một đường trên mặt. Nhiều người gặp tình cảnh tương tự nhưng không dám lên tiếng vì sợ bị trả thù. “Có người phản ánh lên chính quyền thì mấy hôm sau, vườn sầu riêng bị phá nát” - anh T. bức xúc.

Với địa bàn huyện biên giới Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk thì hằng năm, cứ đến mùa thu hoạch dưa hấu là lại xuất hiện nhiều nhóm côn đồ đòi bảo kê trong quá trình thu mua, vận chuyển. Những người không chấp nhận thì bị chúng chặn đường hành hung.

Kỳ tới: Hở chút là đâm chém

Đập phá đòi bảo kê

Công an huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi vừa bắt khẩn cấp Phạm Ngọc Thuyền (SN 1995), Phan Văn Lâm (SN 1996) và Nguyễn Khắc Chính (SN 1999) - đều trú xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành - đồng thời phát lệnh truy nã 3 đối tượng còn lại trong băng nhóm côn đồ cưỡng đoạt, hủy hoại tài sản công dân.

Biết được đặc thù của các trại nuôi ong ở những vùng hẻo lánh, băng nhóm trên đã đến các trại ở xã Hành Dũng đòi tiền bảo kê. Ông Bùi Văn Công, chủ một trại nuôi ong ở xã Hành Dũng, cho biết: “Nhiều lần đến đòi tiền bảo kê bị tôi từ chối nên chúng đập phá tài sản, đốt trại ong… gây thiệt hại nặng. Nhiều trại ong ở Nghĩa Hành cũng bị chúng đòi tiền bảo kê”.

Đầu tháng 4-2016, Thuyền, Lâm, Chính đến trại nuôi ong của anh Trần Đức Dương ở xã Hành Dũng đòi tiền bảo kê. Thấy anh Dương chần chừ, chúng đã đập phá trại ong và hẹn hôm sau phải giao nộp tiền nhưng tối hôm ấy đã bị công an bắt giữ.

T.Trực

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo