xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Báo động cho nguồn nước ngọt ở TP HCM

Bài và ảnh: Minh Khanh

Với sự phức tạp của biến đổi khí hậu, chất lượng và trữ lượng nước ngọt tại TP HCM đang diễn biến theo chiều hướng xấu

Ngày 22-3, Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM tổ chức hội thảo về bảo vệ nguồn nước trong điều kiện biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các chuyên gia cho rằng không chỉ ĐBSCL mà ngay tại TP, nguồn nước cũng đang đối mặt nhiều nguy cơ.

Ngưng lấy nước vì mặn

Đại diện Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) cho biết mặn xâm nhập sâu sông Sài Gòn khiến từ đầu năm đến nay, các nhà máy nước nhiều lần ngưng lấy nước. Đơn cử như trong tháng 1, Nhà máy Nước Tân Hiệp phải ngưng lấy nước khoảng 10 giờ do độ mặn tăng lên 250 mg/lít đến 358 mg/lít (quy chuẩn Việt Nam là 250 mg/lít). Đồng thời, SAWACO phải nhiều lần đề nghị các hồ Dầu Tiếng, Phước Hòa xả nước đẩy mặn và Nhà máy Nước Kênh Đông vận hành tăng công suất để bổ trợ nước cho Nhà máy Nước Tân Hiệp.

Sông Sài Gòn đang bị xâm nhập mặn sâu
Sông Sài Gòn đang bị xâm nhập mặn sâu

Theo ông Lê Ngọc Quyền, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ, trên sông Sài Gòn, mặn vào sâu 20-30 km so với cùng kỳ các năm trước. Bên cạnh đó, mực nước biển quan trắc được tại Trạm Hải văn Vũng Tàu cũng đang tăng dần trong 15 năm qua. Đại diện Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam cung cấp thêm thông tin: “Vào tháng 2-2016, độ mặn đã tăng 53% so với cùng kỳ năm trước, đe dọa lớn đến các trạm cấp nước không chỉ trên sông Sài Gòn mà cả sông Đồng Nai. Những năm gần đây, mẫu nước lấy vào thời điểm triều lớn có dấu hiệu ô nhiễm, từ đó cho thấy chân triều lên cao không chỉ gây xâm nhập mặn mà còn đẩy ngược ô nhiễm vào sâu đất liền, đồng thời dòng chảy cao sẽ cản khả năng thoát nước của TP”.

Trong khi đó, lượng nước về các hồ chứa lớn trên thượng nguồn là Thác Mơ, Dầu Tiếng, Phước Hòa và Trị An liên tục giảm qua các năm. Hiện nay, lượng nước tại hồ Dầu Tiếng chỉ đạt 76% và hồ Trị An khoảng 80% so với trung bình hằng năm. Ông Nguyễn Minh Giám, Phó Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ, nhận xét sự tồn tại, tương phản giữa 2 mùa mưa và khô kèm theo ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa đã gây ảnh hưởng lớn đến TP HCM, thường thấy là hiện tượng quá thừa hoặc thiếu nước so với nhu cầu sử dụng của con người.

Còn theo ông Nguyễn Văn Ngà, Trưởng Phòng Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản Sở Tài nguyên và Môi trường, trữ lượng nước của TP hiện không còn nhiều vì cả lượng nước mặt và nước ngầm có khoảng 2,5 triệu m3 nhưng đến nay đã khai thác hơn 2,3 triệu m3. Trong khi đó, tỉ lệ thất thoát nước trong hệ thống cấp nước còn khá cao, từ 35%-40%.

Đối phó ra sao?

Ông Hà Minh Châu, Phó Chánh Văn phòng Biến đổi khí hậu TP, cho biết năm ngoái, chỉ một phường ở tỉnh Kiên Giang bị cúp nước vài ngày mà người dân và chính quyền đã rất lo lắng. “Nếu chuyện đó xảy ra ở TP HCM với bao nhiêu công trình và con người thì phải đối phó ra sao? Vì vậy, nguồn nước bền vững là vấn đề quan trọng nhất đối với TP hiện nay. Văn phòng đã có văn bản gửi UBND TP về việc tìm kiếm thêm nguồn nước dự phòng cho trường hợp xảy ra sự cố, hạn hán kéo dài như xây dựng các hồ điều hòa, hồ chứa… nhưng vẫn chưa thấy chỉ đạo từ TP” - ông Châu cho hay.

SAWACO cho biết đã tính đến các giải pháp dài hạn thay đổi điểm lấy nước và nguồn nước (sử dụng nước từ hồ thượng nguồn). Đồng thời, có kế hoạch vận hành các trạm giếng ngầm (các trạm không khai thác theo chủ trương hạn chế nước ngầm của TP) để cấp nước trong tình trạng khẩn cấp, sự cố. Theo chỉ đạo của UBND TP, đến năm 2020, tỉ lệ thất thoát nước còn 25%.

 

“Tiếp tay” làm rối loạn giới tính

PGS-TS Bùi Xuân Thành, Hội Nước và Môi trường TP, cho biết nước mặt tại TP đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là sự xuất hiện các chất gây rối loạn nội tiết, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn giới tính tăng cao trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, công nghệ xử lý nước mặt hiện nay không loại bỏ được ô nhiễm vi lượng và các chất gây rối loạn nội tiết. Ngược lại, việc sử dụng hóa chất clo để khử trùng nước đã tạo ra một số chất phụ khử trùng có nguy cơ gây ung thư.

Theo đại diện SAWACO, đơn vị này đang nghiên cứu một số phương pháp để cải tiến công nghệ xử lý nước. Sắp tới, sẽ dùng công nghệ sinh học, giảm sử dụng hóa chất.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo