xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bạo lực học đường ngày càng đáng sợ

Quang Nhật

Trung bình mỗi ngày, cả nước xảy ra 5 vụ bạo lực học đường và tình trạng này đã dẫn đến những hệ quả đau lòng

Ngày 9-2, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức hội thảo “Bạo lực học đường, thực trạng và giải pháp” với sự tham gia của nhiều nhà giáo, nhà nghiên cứu xã hội nhằm tìm ra giải pháp góp phần hạn chế vấn nạn này.

Ông Nguyễn Tân, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế, khẳng định bạo lực học đường đang diễn ra khá phức tạp với nhiều nguyên nhân, tính chất, quy mô, mức độ và hình thức khác nhau. Nếu như trước đây, nói đến bạo lực trường học là đề cập các hành vi nóng nảy, sai trái, thiếu kiềm chế của các học sinh nam với nhau thì nay, nữ sinh cũng hành hung, đánh đập nhau ngày càng phổ biến, đặc biệt là đánh hội đồng.

“Điều đáng lưu tâm là thái độ hờ hững, vô tâm của những học sinh chứng kiến, chỉ đứng xem, ghi hình, cổ xúy thay vì can ngăn. Bên cạnh đó, bạo lực cũng xảy ra đối với trẻ em; thầy cô giáo bạo hành học sinh còn học sinh thì xấc xược, xúc phạm thầy cô” - ông Tân lo ngại.

Ông Tân dẫn số liệu thống kê từ Bộ GD-ĐT: Trong một năm học, cả nước xảy ra gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau (khoảng 5 vụ/ngày). Trong khi đó, Trung tâm Kỹ năng sống Hoàn Năng dẫn số liệu của một tổ chức phi chính phủ nghiên cứu trên học sinh 5 nước châu Á, trong đó có Việt Nam, cho biết trung bình 10 học sinh thì có 7 em ở độ tuổi 12-17 trải nghiệm với bạo lực học đường. Việt Nam đứng thứ 2 trong 5 quốc gia được nghiên cứu có số học sinh hứng chịu nạn bạo lực.

Theo PGS-TS Trần Thị Tú Anh (ĐH Sư phạm Huế), nghiên cứu của bà vào năm 2012, dựa trên khảo sát 200 học sinh khối THCS ở TP Huế, cho thấy có đến 85% cho rằng hành vi bạo lực học đường xảy ra ở mức thỉnh thoảng đến rất thường xuyên. Nghiên cứu cũng chỉ ra bạo lực ngôn ngữ là nhóm hành vi xảy ra nhiều hơn so với bạo lực thân thể, bạo lực tâm lý và tài chính.

PGS Tú Anh cho rằng không nên chỉ quan tâm đến bạo lực thể chất mà cần quan tâm đến các hành vi bạo lực ngôn ngữ và bạo lực tâm lý. Những hành vi này ảnh hưởng khá nặng đến các mối quan hệ xã hội, cảm xúc học sinh, có thể là nguyên nhân dẫn tới những hành vi bạo lực ở mức độ trầm trọng hơn, để lại hậu quả nặng nề.

Còn theo các đại biểu tham dự hội thảo, nguyên nhân dẫn đến vấn nạn này là do sự thiếu quan tâm của gia đình, xã hội. Ông Nguyễn Xuân Hoàn, công tác tại Phòng Tham mưu tổng hợp Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, khẳng định đối tượng thực hiện rất đa dạng, thậm chí có vụ thuê người tới đánh, nhiều vụ chuẩn bị hung khí.

“Ngoài quy định của ngành giáo dục, pháp luật cũng đã có quy định về việc xử lý bạo lực học đường như Luật Giáo dục, Bộ Luật Hình sự, Nghị định 167/2013 của Chính phủ… Tuy nhiên, các quy định xử lý còn quá tản mạn, chưa tính đến sự đặc thù của đối tượng” - ông Hoàn phân tích.

Cần giáo viên tâm lý

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Hữu Bi, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tri Phương (TP Huế), đề nghị mỗi trường học nên có giáo viên tư vấn tâm lý cho học sinh nhằm hỗ trợ và can thiệp đối với các em đang gặp khó khăn trong cuộc sống. Ngoài ra, các trường nên có bộ phận công tác học sinh để theo dõi, đánh giá kết quả rèn luyện của các em; xây dựng những mô hình như môi trường nói không với bạo lực, tăng cường hình thành và phát triển kỹ năng sống cho học sinh...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo