xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bão số 10 có thể giật cấp 13,14 khi đổ bộ vào miền Trung

V.Duẩn

(NLĐO)- Bão số 10 trên Biển Đông đang ngày càng mạnh thêm, đã giật cấp 11,12 vào sáng nay 28-9 và có thể còn giật tới cấp 13, 14 khi đổ bộ vào miền Trung trong 2 ngày tới.

img
Vị trí và dự báo đường đi cơn bão số 10. Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

Theo bản tin phát đi lúc 11 giờ 30 hôm nay 28-9 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trong 6 giờ vừa qua, bão số 10 hầu như ít dịch chuyển.

Vào 10 giờ ngày 28-9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,4 độ Vĩ Bắc; 114,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 180 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km một giờ), giật cấp 12, cấp 13.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, sau đó có khả năng đổi hướng theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 10 giờ ngày 29-9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 112,2 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 – 15 km. Đến 10 giờ ngày 30-9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,5 độ Vĩ Bắc; 109,4 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi khoảng 130 km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.

Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Biển động dữ dội.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió tây nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió tây nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.

img
Ảnh mây vệ tinh vào 7 giờ sáng 28-9. Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

Ngay sau cuộc họp chiều 27-9, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, đã có công điện số 69/CĐ-TW yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão - Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Bình đến Cà Mau; các tỉnh Tây Nguyên; Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão - Tìm kiếm cứu nạn các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Giao thông Vận tải, Công an, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 10.
 
Theo đó, Ban Chỉ đạo yêu cầu các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Cà Mau thông báo và hướng dẫn các phượng tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm của bão số 10 trong 24 giờ tới là vùng biển từ Bắc vĩ tuyến 14 độ đến Nam vĩ tuyến 18 độ.
 
Tổ chức neo đậu tàu thuyền, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện; tuyệt đối không để người trên tàu thuyền, lồng bè, các chòi canh nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ.
 
Kiểm tra, sẵn sàng sơ tán dân cư ở vùng thấp trũng ven biển, cửa sông; chỉ đạo, hướng dẫn chằng, chống nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện, cắt tỉa cành cây để hạn chế thiệt hại khi bão đổ bộ.
 
Đối với khu vực miền núi và các tỉnh Tây Nguyên, công điện yêu cầu tổ chức điều hành đảm bảo an toàn giao thông, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn người, phương tiện đi lại tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết...
 
Các địa phương rà soát phương án, sẵn sàng sơ tán dân ở các vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, vùng sạt lở nguy hiểm để đảm bảo an toàn.
 
Kiểm tra, rà soát phương án bảo đảm an toàn hồ đập, các công trình phòng chống lụt bão; các hồ vận hành xả nước theo quy định để đảm bảo an toàn công trình và tăng hiệu quả cắt lũ, đồng thời hạn chế gây ảnh hưởng, thiệt hại cho vùng hạ du; chuẩn bị chống úng cho các diện tích có khả năng bị úng.
 
Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo