Chiều 10-9, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương (Ban Chỉ đạo) đã có cuộc họp khẩn bàn biện pháp đối phó với bão số 7 (MUJIGAE – Cầu vồng).
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, đến chiều 10-9, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 19,3 độ vĩ Bắc; 113,2 độ kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 260 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62-74 km/giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 7 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20 km. Đến chiều 11-9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,6 độ vĩ Bắc; 109,5 độ kinh Đông, ngay trên khu vực phía Bắc đảo Hải
Trong 24-48 giờ tiếp theo, bão số 7 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15 km. Đến 16 giờ ngày 12-9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,9 độ vĩ Bắc, 106,9 độ kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Thái Bình – Thanh Hóa khoảng 80 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62-74 km/giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Từ sáng 12-9, vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9, cấp 10.
Đường đi của bão số 7. Ảnh: TRUNG TÂM DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRUNG ƯƠNG
Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh khu vực giữa và Nam biển Đông, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8. Biển động mạnh.
Theo ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, diễn biến của bão cho thấy tình hình mưa sẽ rất phức tạp, trước mắt nhận định vùng mưa lớn tập trung ở vùng Nam đồng bằng và ven Khu IV cũ. “Nhiều khả năng mưa sẽ phân bố không đều ở khu vực chịu ảnh hưởng của bão, có nơi mưa nhỏ, vừa nhưng có nơi mưa có thể tới 300-400 mm” – ông Tăng cho biết.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 7, ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Trưởng Ban Chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ để thông tin kịp thời cho tàu bè của ngư dân vào nơi an toàn. Ông Phát lưu ý các cảng cá, cảng tàu du lịch phải tuân thủ nghiêm các hướng dẫn phòng tránh bão. Các địa phương có diện tích lúa đang trổ, gặt cần có biện pháp bảo vệ và chống úng.
Ông Phát cũng nhắc nhở ban quản lý các hồ chứa đã gặp sự cố trước đây như Cửa Đạt (Thanh Hóa), Khe Dụ (Nghệ An), Z20, Đá Bạc (Hà Tĩnh)... và các mỏ khai thác khoáng sản cần theo dõi chặt tình hình.
Theo Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, tính đến ngày 10-9, Bộ đội Biên phòng đã thông báo cho 5.337 tàu/38.897 lao động đang hoạt động trên tuyến biển từ Quảng Ninh đến Bình Định để chủ động vào nơi neo đậu và di chuyển phòng, tránh bão.
Theo đó, hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa có 28 tàu/453 lao động (15 tàu Đà Nẵng, 13 tàu Quảng Ngãi); neo đậu và hoạt động ven bờ từ Đà Nẵng đến Bình Định và các vùng biển khác (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) có 5.319 tàu/38.444 lao động.
Thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”
T.Dũng |
Bình luận (0)