xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cứu thoát 18 người mắc kẹt giữa sông

PHƯỚC TRỊNH - KIM CƯƠNG

Sau 3 ngày bị mắc kẹt trên một gò nhỏ giữa sông Nước Mỹ ở xã Cà Dy, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, đến 9 giờ hôm qua (9-9), các nạn nhân đã được trực thăng của Quân khu 5 cứu thoát

Khi được đưa vào bờ an toàn, nhiều người trong số những nạn nhân bị kẹt giữa sông Nước Mỹ đã òa khóc. Tất cả đều trong trạng thái khiếp đảm vì đã 3 ngày liền chịu lạnh và đói giữa mưa to và xung quanh là nước lũ chảy xiết.

img
Ba trong số 18 nạn nhân được trực thăng Quân khu 5 cứu thoát. Ảnh: K.CƯỜNG


Lộc Văn Ma (SN 1991, quê ở Con Cuông - Nghệ An), người nhỏ tuổi nhất trong nhóm, nước mắt giàn giụa kể: “Cả đêm qua, em cùng mọi người bám vào gốc cây giữa dòng nước lũ. Khoảng 19 giờ thì thấy có ánh đèn pin và nhiều tiếng người bên bờ gọi sang, ai cũng mừng nhưng chờ mãi không thấy người qua nên lo lắm. Trời lúc đó lại mưa to, nước réo ầm ầm, mọi người cứ động viên nhau không được buông tay”.


Ngoài em Lộc Văn Ma, 17 nạn nhân được cứu thoát gồm: Lê Văn Chai, Vi Văn Tài, Phảy Văn Mau, Lê Văn Bành, Phạm Thị Hát, Trần Ngọc Đỉnh, Trần Văn Thượng, Trần Hải, Trần Hưng, Trần Văn Vũ, Hoàng Tâm An, Trần Văn Ruyện, Nguyễn Văn Bình, Trần Kim Tuyến, Bùi Mạnh Trường, Nguyễn Xuân Thủy và Hà Văn Sinh, đều đến đây để kiếm sống bằng nghề đào đãi vàng sa khoáng.

Theo lời kể của các nạn nhân, nhóm qua sông vào ngày 1-9, lúc đó trời đang mưa to nhưng nước sông chưa dâng cao. Ngày 6-9, thấy mưa to kéo dài, sợ lũ lên nên cả nhóm quay trở lại. Đang qua sông thì nước lũ dâng lên đột ngột khiến cả nhóm mắc kẹt giữa dòng, phải bấu víu vào một gốc cây và bị mắc kẹt 3 ngày liền.

“Đi khai thác vàng trái phép nên cả nhóm sợ bị bắt, không dám kêu cứu sớm. Đến khi thấy mưa ngày càng to, nước sông dâng cao mà lương thực cạn nên chúng tôi mới dùng đèn pin làm tín hiệu kêu cứu” - một người trong nhóm cho biết.


Có mặt tại hiện trường, ông Ch’rum Nhiên, Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, cho biết sau khi nghe người dân phản ánh, lực lượng ứng cứu của huyện gồm quân sự, công an đến hiện trường từ lúc 19 giờ ngày 8-9 để tìm cách ứng cứu nhưng do trời tối, nước lũ dâng cao, chảy xiết nên việc ứng cứu không thành.

Nước càng lúc càng dâng cao và chảy xiết mà các nạn nhân thì đang ở trên một gò giữa sông rất nguy hiểm. UBND tỉnh Quảng Nam đã đề nghị lực lượng biên phòng và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 ứng cứu.

Đến khoảng 0 giờ ngày 9-9, lực lượng ứng cứu của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam do đại tá Trần Vân, tham mưu trưởng, dẫn đầu đã tiếp cận hiện trường, dùng phương án thả phao cứu sinh nhưng vẫn không tiếp cận được. Các lực lượng ứng cứu khác của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Quân khu 5... cũng nhanh chóng vào cuộc. Cuối cùng, khi Quân khu 5 điều động máy bay trực thăng đến mới  ứng cứu thành công.


Sau khi được cứu thoát, các nạn nhân được đưa về huyện Nam Giang chăm sóc. Đến 16 giờ 30 phút cùng ngày, tất cả nạn nhân đã ổn định sức khỏe.

img
Trực thăng Quân khu 5 trong chuyến bay cứu thoát 18 nạn nhân trên sông Nước Mỹ, xã Cà Dy. Ảnh: K.CƯƠNG

Miền Trung: Nhiều nơi còn bị cô lập vì lũ


Ngày 9-9, mưa đã ngớt ở một số tỉnh miền Trung song nước lũ vẫn chưa rút hết. Tại Quảng Trị, đến chiều 9-9, nhiều nơi nước vẫn còn lênh láng. Hơn 1.000 ha rau màu vẫn bị ngập sâu, hơn 2.500 ha lúa đã thu hoạch không phơi được nên cũng bị hư hỏng.

Tại Quảng Nam, dù mưa đã ngớt dần nhưng nhiều nơi vẫn bị ngập sâu; nhiều trường học trên địa bàn TP Tam Kỳ tạm thời đóng cửa; thi thể của em Đỗ Thị Kim (học sinh lớp 11/8 Trường THPT Cao Bá Quát, huyện Núi Thành, bị lũ cuốn trôi ngày 8-9 trên đường đi học về) vẫn chưa tìm thấy; lũ vẫn đang cắt đứt lưu thông giữa hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My; thêm hàng chục điểm sạt lở mới xuất hiện trên tuyến đường Hồ Chí Minh qua Quảng Nam và các đường công vụ từ trung tâm các huyện Phước Sơn, Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang... đi các xã vùng cao.

Tại Quảng Ngãi, sáng 9-9, đã xảy ra sạt lở lớn trên Tỉnh lộ 622B từ huyện Trà Bồng lên huyện Tây Trà; xã Trà Xinh, huyện Tây Trà đang bị cô lập. Tại TP Đà Nẵng, giá cả các mặt hàng thực phẩm đã tăng gấp đôi, gấp ba so với ngày thường.

An-Trịnh-Long-Dũng

Đề phòng áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão


Ngày 9-9, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương (Ban Chỉ đạo) đã có công điện gửi các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi và các bộ, ngành liên quan.

Theo đó, dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5 - 10 km và có khả năng mạnh lên thành bão. Vùng nguy hiểm được xác định là khu vực phía Bắc vĩ tuyến 13 và kinh tuyến 110.

Ban Chỉ đạo và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đề nghị các tỉnh, TP và các bộ, ngành liên quan tiếp tục thực hiện các biện pháp đối phó với áp thấp nhiệt đới gần bờ và mưa lũ đang xảy ra tại các tỉnh miền Trung; tổ chức trực ban nghiêm túc và thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.


Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính đến ngày 9-9, trên tuyến biển từ Quảng Trị đến Phú Yên có 5.337 tàu/38.897 ngư dân đã được thông báo, hướng dẫn để chủ động vào nơi neo đậu và di chuyển phòng, tránh bão. Ở khu vực quần đảo Hoàng Sa có 29 tàu/469 lao động, ở các vùng biển khác (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) có 2.605 tàu/22.173 lao động đang hoạt động.

T.Dũng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo