xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bé trai 9 tuổi bị xích chân vì mê game bắn cá

Theo Vũ Phượng (Thanh Niên)

"Đánh nó quá nên nó chai đòn, giờ phải xích nó lại rồi hù là nếu đi chơi bắn cá nữa sẽ bị người ta bắt. Có vậy nó mới sợ rồi ở nhà'", bà nội của em N.C.T nói.

Qua đường dây nóng báo Thanh Niên, chị T.B.L (ngụ Vĩnh Long) giọng hốt hoảng: "Bữa tôi đi lên nhà bạn ở Bình Chánh chơi thấy có cậu bé bị bà nội xích chân vô tư chạy đùa trong xóm, hỏi ra mới biết do bé lỳ quá nên bị bà nội xích lại, cũng không cho đi học. Nhìn thấy sao mà xót xa quá".

Em T. chạy chơi trong xóm dù đã bị xích đeo ở cổ và ở chân - Ảnh: CTV
Em T. chạy chơi trong xóm dù đã bị xích đeo ở cổ và ở chân - Ảnh: CTV

Theo lời chị L., không khó để chúng tôi có thể tìm được nhà cậu bé được nhắc tới ở trên. Khi chúng tôi đến, em đang loay hoay xay nước mía cho khách, nói vọng ra "Anh, chị uống gì ạ?".

Chúng tôi không trả lời mà lặng nhìn em. Đôi mắt em vẫn giữ được vẻ hồn nhiên của cậu bé 9 tuổi, lanh lợi. Em trông múp máp nhưng lại thật nhỏ bé trong cái áo thun quá khổ, tay chân lấm lem, đeo theo một cái xích nhưng em vẫn chạy tới lui bán nước.

Khi được hỏi vì sao lại đeo xích ở chân, T. vô tư trả lời: "Do em lỳ".


Em T. vô tư chạy nhảy khi được bà nội tháo xích chân - Ảnh: Hoàng Anh

Em T. vô tư chạy nhảy khi được bà nội tháo xích chân - Ảnh: Hoàng Anh

Lát sau, bà H.T.B (62 tuổi), cho biết N.CT. được 9 tuổi, là cháu nội của bà, T. thường xuyên quậy phá hàng xóm và bỏ nhà đi chơi bắn cá cả tuần không về nên bà B. phải xích chân lại để T. ở nhà.

Cha mẹ ly dị nên T. sống với bà nội và 2 người chị em cùng cha khác mẹ. Cha của T. hàng ngày chạy xe ôm và vài ngày mới về nhà một lần. Mẹ T. cũng đã có hạnh phúc riêng từ lâu nên không còn quan tâm đến T.

Bà B. kể: “Lúc cha chở nó xuống nhà mẹ cho ở được mấy ngày thì mẹ nó chở lên trả lại, nói quậy quá chịu không nổi và từ đó xem như không có nó luôn. Về đây tui cho đi học thì nó chửi cô, đánh bạn nên được vài tháng là nghỉ rồi ra đầu đường phụ bán nước mía, mà từ khi ra ngoài này là nó hư. Suốt ngày đi chọc rồi đánh con nhà hàng xóm, lơ ra là nó trộm tiền tui hoặc đi xin tiền người ta rồi chơi game bắn cá cả tuần không về. Mỗi lần chị nó kéo được nó về là nó la om sòm từ đầu đến cuối xóm. Mới hôm bữa nó xin tiền thằng bé hàng xóm không được nên bóp cổ thằng bé, người ta mắng vốn nên chị nó tức mới xích cổ nó lại đó”, bà B. than phiền.

Khi nghĩ về tương lai của T., bà B. lắc đầu cười trừ: “Giờ biết sao được, tui già rồi tiền đâu cho nó đi học, mà tháo xích thì nó chạy đi chơi bắn cá cả tuần nữa hư rồi sao”.


Khi nghĩ về tương lai của T., bà B. lắc đầu cười trừ - Ảnh: Hoàng Anh

Khi nghĩ về tương lai của T., bà B. lắc đầu cười trừ - Ảnh: Hoàng Anh

Trao đổi với Thanh Niên, ông Tuấn, phó ấp 2 (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) cho biết từ nhiều năm trước T. đã nổi tiếng quậy phá và bị gia đình đánh thường xuyên. Mỗi lần nhận tin báo là địa phương lại cử người đến nhắc nhở nhưng đâu cũng vào đó.

“Việc em T. bị xích chân thì xảy ra khoảng 1 tháng trở lại đây. Mỗi lần đi ngang thấy tôi đều vào nhắc nhở nhưng chắc do em T. quậy quá nên hôm sau gia đình lại xích. Việc này tôi cũng báo cáo lên UBND xã và xã nhiều lần xuống làm việc nhưng nhiều khi còn bị bà nội cự lại”, ông Tuấn nói.

Trong khi đó, bà Huỳnh Lê Thu Thụy, cán bộ phụ trách bình đẳng giới trẻ em xã Bình Hưng cho biết đã nhận thông tin này nhưng do bận báo cáo cuối năm nên khi chúng tôi có mặt bà Thụy mới có mặt trao đổi với em T. và bà B. Sau khi nắm rõ tình hình của em T., bà Thụy hứa sẽ làm hồ sơ cho em T. được đi học lớp tình thương và xin trợ cấp để hỗ trợ em T. hàng tháng.

Thạc sĩ tâm lý Mai Mỹ Hạnh (Giảng viên khoa Tâm lý học, trường Đại học sư phạm TP HCM) cho rằng với những trẻ quậy phá, người lớn nên áp dụng phương pháp giáo dục mềm mỏng, tinh tế và kiên nhẫn thì mới có thể đạt được hiệu quả nhất định. Cách thức giáo dục trên là không phù hợp và có thể dẫn đến những tổn thương tâm lý cho trẻ về sau.

Với tình huống này, việc bé thường xuyên phải chịu những hình phạt như xích chân hay xích cổ không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, mà hình phạt này làm bé cảm thấy hổ thẹn, làm trẻ hụt hẫng và mất đi sự tự tin vào bản thân.

Với hoàn cảnh của bé, sự thiếu thốn về tình cảm từ cha mẹ, thêm vào là phương pháp giáo dục quá khắt khe, khiến bé cho rằng không ai yêu thương và chấp nhận, tôn trọng mình, có thể bé phải chịu khủng hoảng về lòng tin.

Điều này có nguy cơ làm bé xuất hiện những nét tính cách tiêu cực về sau. Những nét tính cách này không chỉ làm bé quậy phá, bướng bỉnh hơn mà có thể dẫn rối loạn về nhân cách về lâu về dài nếu như khủng hoảng không được giải quyết kịp thời.

Trong trường hợp này, theo thạc sĩ Mỹ Hạnh bà nội cần thêm suy nghĩ và quan điểm thoáng một chút, tạo ra buổi trò chuyện trong bầu không khí êm đềm, không chất đầy sự bực mình hay tức giận.

"Về phía bé, rất cần tạo dựng niềm tin, sự quan tâm… hướng dẫn bằng những câu chuyện và những ví dụ cụ thể để bé có thể nhận thức sâu sắc hơn. Việc cai nghiện game là việc cần làm, nhưng không thể buộc bé phải cắt đứt liền, mà cần thiết lập những quy định cụ thể hơn về giới hạn thời gian được chơi và những nhiệm vụ học tập cần giải quyết với cam kết rõ ràng", thạc sĩ Hạnh đưa ra lời khuyên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo