xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bệnh teo não vẫn khó lường

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Bộ Y tế cho biết sẽ dừng ngay việc sử dụng hóa chất Pyriproxyfen để diệt muỗi nếu có bằng chứng rõ ràng về hóa chất này gây ra bệnh teo não

Sáng 16-2, tại cuộc họp của Bộ Y tế với Văn phòng Đáp ứng dịch bệnh khẩn cấp (EOC) của Việt Nam, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát bệnh dịch Mỹ (CDC), các chuyên gia y tế bày tỏ nhiều lo ngại trước tình hình dịch bệnh teo não (hội chứng đầu nhỏ) do virus Zika.

Pyriproxyfen có liên quan?

Theo đại diện CDC, 80% bệnh nhân mắc vius Zika trên thế giới không có triệu chứng lâm sàng; số còn lại triệu chứng rất mờ nhạt và biểu hiện giống nhiều dịch bệnh khác. Với triệu chứng khó đoán này, phụ nữ mang thai nếu mắc virus Zika có thể để lại di chứng teo não cho thai nhi bởi di chứng này thường chỉ được phát hiện trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

 

Bộ Y tế khẳng định chưa có bằng chứng nào về hóa chất diệt muỗi có liên quan đến bệnh teo não
Bộ Y tế khẳng định chưa có bằng chứng nào về hóa chất diệt muỗi có liên quan đến bệnh teo não

Đáng chú ý là tại cuộc họp trên, các nghi vấn về hóa chất diệt muỗi Pyriproxyfen mà Việt Nam đang sử dụng có liên quan đến bệnh teo não hay không cũng đã được đưa ra bàn thảo. Đại diện WHO cho biết chưa có bằng chứng rõ ràng để khẳng định Pyriproxyfen gây ra bệnh teo não ở thai nhi. Ông Tony Mount, Giám đốc CDC tại Việt Nam, dẫn chứng Brazil sử dụng hóa chất Pyriproxyfen để diệt ấu trùng trong nước sinh hoạt từ lâu nhưng đến nay cũng chưa có bất thường nào.

Liên quan đến hóa chất này, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết từ năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 9 tấn Pyriproxyfen. Theo ông Long, hóa chất Pyriproxyfen được WHO cho phép sử dụng tại nhiều quốc gia. Một số nước, trong đó có Brazil, bơm chất này vào nước sinh hoạt để diệt ấu trùng muỗi. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Bộ Y tế chỉ cho phép sử dụng Pyriproxyfen với mục đích diệt ấu trùng muỗi (lăng quăng, bọ gậy) trong nước thải và nước tù đọng ở những khu vực có công trình xây dựng chứ không sử dụng trong nước sinh hoạt.

“Đến nay vẫn chưa ghi nhận có sự liên quan nào giữa hóa chất Pyriproxyfen với hội chứng teo não ở thai nhi. Nếu có bằng chứng rõ ràng, Bộ Y tế sẽ lập tức ngừng sử dụng ngay” - ông Long khẳng định.

Không chủ quan khi sốt nhẹ

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ năm 2007 đến nay, bệnh do virus Zika đã được ghi nhận tại 44 quốc gia trên thế giới. Tính riêng từ năm 2015 đến thời điểm này, đã có 33 nước có người mắc bệnh do virus Zika gây ra. Dịch bệnh đã thâm nhập nhiều nước ngoài châu Mỹ như Thái Lan, Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Pháp…

PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, lo ngại khả năng bệnh do virus Zika vào Việt Nam là rất lớn. Hiện Bộ Y tế đang mở rộng giám sát ca bệnh để phát hiện các ca bệnh trong trường hợp bệnh xâm nhập.

Song song đó, Viện Pasteur TP HCM lấy hơn 1.000 mẫu giám sát virus Zika tại 8 điểm để xét nghiệm nhưng chưa có kết quả. Bộ Y tế cũng đã lấy mẫu xét nghiệm tại 8 điểm ở miền Nam, 3 điểm tại miền Bắc và 1 điểm ở miền Trung. Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur TP HCM, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM là những đơn vị đầu mối tham gia xét nghiệm virus này.

Với đặc thù 80% ca bệnh Zika không có triệu chứng, ông Nguyễn Thanh Long khuyến cáo những người đi từ vùng dịch trở về nếu có sốt từ 37,5 độ trở lên, đặc biệt với phụ nữ ở độ tuổi sinh nở, dù có hay không có triệu chứng cũng nên đến cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm nhằm chủ động phòng bệnh. Việc xét nghiệm lấy mẫu với những đối tượng này được thực hiện miễn phí tại 4 đơn vị y tế nói trên.

PGS-TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, lưu ý đối với phụ nữ mang thai, cần tăng cường chẩn đoán trước khi sinh qua việc siêu âm thai sớm để tìm dị tật. Ông Nguyễn Văn Kính đề xuất Bộ Y tế chỉ đạo hệ thống sản khoa nhập cuộc trong việc giám sát virus Zika tại Việt Nam. Trước nguy cơ này, Bộ Y tế cũng yêu cầu Vụ Bảo vệ sức khỏe bà mẹ - trẻ em cần sớm có hướng dẫn, tuyên truyền, đồng thời tổ chức tập huấn cho hệ thống sàng lọc trước sinh.

 

Argentina khẳng định Pyriproxyfen là “thủ phạm”

Các nhà khoa học Brazil ngày 15-2 cho biết đã tìm thấy thêm bằng chứng về sự liên hệ rõ nét giữa virus Zika và dị tật teo não ở trẻ sơ sinh. Nhóm nghiên cứu thuộc Trường ĐH PUC-Parana (bang Parana - Brazil) đã tìm thấy virus Zika trong mẫu thử lấy từ mô não 2 trẻ sơ sinh bị dị tật đầu nhỏ. Cả 2 em chỉ sống vỏn vẹn 48 giờ. Phát hiện mới này càng củng cố kết quả được các nhà khoa học Mỹ và Slovenia công bố vào tuần rồi, theo đó virus Zika được tìm thấy trong mẫu mô não lấy từ các trẻ sơ sinh bị dị tật đầu nhỏ.

Bộ trưởng Y tế Brazil Marcelo Castro khẳng định có sự liên hệ trực tiếp giữa virus Zika và chứng teo não ở trẻ sơ sinh, vốn chưa hề xảy ra ở châu Mỹ trước đây.

Trong khi đó, các bác sĩ thuộc nhóm Physicians in Crop-Sprayed Town (PCST) ở Argentina cho rằng hóa chất diệt muỗi Pyriproxyfen mới là tác nhân chính khiến não thai nhi bị teo bất thường. Hóa chất này được chính phủ Brazil phun trực tiếp vào nước uống từ năm 2014 và PCST lưu ý không phải ngẫu nhiên mà đa số trường hợp trẻ sơ sinh đầu nhỏ đều xuất hiện tại các khu vực sử dụng Pyriproxyfen. Tuy nhiên, chính phủ Brazil khẳng định họ sử dụng Pyriproxyfen “theo khuyến cáo của WHO” và những khu vực không phun hóa chất cũng ghi nhận các trường hợp trẻ sơ sinh đầu nhỏ.

WHO cho biết phải mất nhiều tuần nữa mới có kết quả chính thức về mối liên hệ giữa virus Zika và hội chứng nói trên. Brazil hiện ghi nhận tổng cộng 3.852 trường hợp nghi nhiễm virus Zika. Tuy nhiên, chỉ 462/1.200 ca xem xét được xác nhận là nhiễm virus này. Trong đó, bằng chứng của sự nhiễm Zika được tìm thấy ở 41 trẻ.

Ph.Nghĩa

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo